Văn Chấn phát triển hệ thống giao thông nông thôn

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/12/2022 | 1:53:32 PM

YênBái - Nhiều năm qua, huyện Văn Chấn đã tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, đặc biệt là huy động nguồn lực trong dân để xây dựng, mở rộng, cứng hóa các tuyến đường giao thông nông thôn (GTNT), gắn phong trào phát triển GTNT với xây dựng nông thôn mới.

Nhân dân xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn bê tông hóa đường giao thông nông thôn.
Nhân dân xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn bê tông hóa đường giao thông nông thôn.

Là huyện vùng cao có địa bàn rộng, phức tạp, nhiều núi cao và suối lớn chia cắt; bởi vậy, công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển mạng lưới GTNT được huyện Văn Chấn đặc biệt quan tâm với mong muốn rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, tạo thuận lợi cho giao thương, trao đổi và nâng cao giá trị hàng hóa. 

Theo đó, từ năm 2021 đến hết tháng 10 tháng năm 2022, huyện đã huy động từ mọi nguồn lực, đầu tư 425 tỷ đồng để mở rộng, bê tông hóa 151,5 km đường GTNT; trong đó, Nhà nước đầu tư 374 tỷ đồng, nguồn vốn doanh nghiệp và nhân dân đóng góp đạt 51 tỷ đồng. 

Từ sự hỗ trợ của Nhà nước và sự hưởng ứng tích cực của người dân, các tuyến đường GTNT ở khắp các xã, thị trấn đã được xây dựng, cải tạo, nâng cấp, mở mới với kết cấu bê tông xi măng, láng nhựa, cấp phối. 

Để có được kết quả đó, ngay từ đầu mỗi năm, huyện Văn Chấn đã chủ động yêu cầu các xã, thị trấn báo cáo hiện trạng các tuyến đường, đề xuất danh mục, nhu cầu, kinh phí thực hiện các công trình đường GTNT. Ngoài ra, các cơ quan, ban, ngành trong huyện đã có sự phối hợp nhịp nhàng trong quá trình thực hiện tạo nên bước đột phá trong phát triển GTNT. 

Theo đó, các ngành chuyên môn phối hợp tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ về thủ tục đầu tư, quản lý chất lượng công trình, thanh quyết toán; tăng cường kiểm tra, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai tại các địa phương. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện, tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương đã làm tốt công tác tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy vai trò làm chủ. Nhờ đó, người dân hiểu rõ vai trò chủ thể, trực tiếp tham gia, trực tiếp hưởng lợi, tích cực hiến đất, đóng góp tiền, công để xây dựng các công trình GTNT. 

Tiêu biểu như bà Bàn Thị Còi, xã Nậm Mười đã hiến 2.500 m2 đất trồng cây lâu năm, 3.500 cây quế trị giá 160 triệu đồng; anh Vàng A Cu, xã Sùng Đô hiến mảnh đất và ngôi nhà mới dựng... 

Là địa phương làm tốt công tác phát triển GTNT, ông Nguyễn Cao Cường - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Bình Thuận cho biết: "Mỗi thôn trên địa bàn xã đều kiện toàn ban phát triển thôn và trực tiếp cùng với xã xây dựng kế hoạch, họp thôn, thống nhất kinh phí đóng góp phù hợp. Quan trọng hơn là khi làm công trình, xã đã đưa người dân vào trực tiếp tham gia giám sát, đảm bảo chất lượng. Với cách làm này, người dân Bình Thuận đồng thuận rất cao. Nhờ đó, chỉ riêng năm 2022, xã đã mở rộng, bê tông hóa được 15,4 km các tuyến đường GTNT. Đến nay, 100% đường trục thôn, liên thôn đã được cứng hóa; 91% đường ngõ xóm được cứng hóa, đảm bảo đi lại thuận tiện quanh năm, hàng hóa thông thương dễ dàng, tạo điều kiện thuận lợi để người dân phát triển kinh tế”.

Giai đoạn 2021 - 2025, huyện Văn Chấn phấn đấu kiên cố hóa đường GTNT từ 300 km trở lên; trong đó, tập trung vào việc mở rộng, bê tông hóa các tuyến đường trục thôn, liên thôn, ngõ xóm đạt các tiêu chuẩn của tiêu chí số 2 - Giao thông, tận dụng hiệu quả nguồn vốn từ đề án phát triển GTNT. 

Giai đoạn này, Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Yên Bái có sự thay đổi, đòi hỏi cao hơn ở tiêu chí số 2 - Giao thông. Cụ thể là, tối thiểu 70% đường trục thôn, liên thôn được nhựa hóa, bê tông hóa; 100% đường ngõ, xóm được cứng hóa trong đó tối thiểu 50% được nhựa hóa, bê tông hóa. 

Trong khi những chỉ tiêu này ở Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020 chỉ cần đạt tối thiểu 50% đối với đường trục thôn, liên thôn và cứng hóa tối thiểu 50% đối với đường ngõ, xóm. Bởi vậy, phát triển GTNT được huyện triển khai gắn với tiêu chí số 2 - Giao thông, sẽ vừa phục vụ nhu cầu thiết thực của nhân dân vừa đồng hành cùng địa phương hoàn thiện một tiêu chí khó trong xây dựng nông thôn mới. 
Hoài Anh

Tags Văn Chấn giao thông nông thôn chè Suối Giàng đường bê tông nông thôn mới

Các tin khác
Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra tiến độ thi công, giải phóng mặt bằng tại lý trình Km 32+582, xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên.

Ngày 3/6, đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra, làm việc về tiến độ triển khai Dự án đường nối quốc lộ 32 với đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC15).

Tháng 10.2022, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) họp rà soát các dự án công trình giao thông phía Bắc do Bộ này quản lý và phải hoàn thành trong năm 2022. Trong đó, Yên Bái có dự nâng cấp Quốc lộ (QL) 37 có tiến độ thực hiện quá chậm, nguy cơ tiếp tục không hoàn thành đúng hạn, nên đưa vào diện theo dõi đặc biệt.

Mặc dù Bộ GTVT đã đưa dự án nâng cấp Quốc lộ 37 vào diện theo dõi đặc biệt và phải hoàn thành trong năm 2022, tuy nhiên đến nay, dự án vẫn chậm tiến độ và chưa biết khi nào mới có thể hoàn thành vì đủ các nguyên do.

Công nhân Công ty điện lực Kon Tum kiểm tra cấu hình các thiết bị trên trạm điện, bảo đảm cấp điện an toàn trong mùa nắng nóng.

Theo dự báo, năm 2023, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino khiến cho tình trạng nắng nóng, hạn hán đang ảnh hưởng đến các hồ thủy điện, gây khó khăn trong công tác cung cấp điện cũng như có thể gây thiếu hụt lượng nước cung cấp cho sinh hoạt của người dân.

Kinh tế Việt Nam đạt được những kết quả tích cực, vượt qua những thách thức chưa từng có. (Ảnh minh họa)

Có được kết quả này nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng và nỗ lực của cả hệ thống chính trị, nhất là của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục