YênBái - Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Yên Bái đã tổ chức 173 điểm giao dịch tại 173 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh, bình quân mỗi năm tổ chức trên 2.200 phiên giao dịch. Tại các điểm giao dịch xã được trang bị đầy đủ biển chỉ dẫn, biển hiệu, bảng tin, thông báo chính sách, hòm thư góp ý, các trang thiết bị làm việc để đảm bảo phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
|
Một phiên giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Nghĩa Lộ tại Điểm giao dịch xã Nghĩa An.
|
Hoạt động giao dịch lưu động tại các xã, phường, thị trấn của ngân hàng chính sách xã hội (CSXH) nhằm tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng ưu đãi của Chính phủ đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, tiết giảm các chi phí của người vay, thực hiện dân chủ và công khai việc sử dụng vốn tín dụng chính sách; đồng thời, tăng cường sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc kiểm tra, giám sát cũng như giúp đỡ người vay sử dụng vốn có hiệu quả.
Ngân hàng CSXH đã tổ chức hoạt động giao dịch lưu động tại các xã, phường, thị trấn với hình thức: tại trụ sở UBND mỗi xã, phường, thị trấn đặt một điểm giao dịch. Ngân hàng CSXH tổ chức tổ giao dịch lưu động của Ngân hàng CSXH trực tại điểm giao dịch xã theo lịch cố định mỗi tháng ít nhất 1 lần để thực hiện giải ngân, thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm cùng với triển khai các công việc quản lý vốn tín dụng chính sách trên địa bàn xã. Toàn bộ các thông tin về chính sách tín dụng ưu đãi, danh sách hộ vay, tình hình dư nợ của các hộ dân trên địa bàn được niêm yết công khai tại bảng tin Ngân hàng CSXH tại điểm giao dịch xã.
Hàng tháng, Ngân hàng CSXH tổ chức giao dịch đầy đủ, đúng lịch, vận chuyển tiền xuống tận điểm giao dịch để giải ngân, thu nợ, thu lãi, nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Công tác giao ban hàng tháng giữa Ngân hàng CSXH với chính quyền cấp xã và các tổ chức chính trị - xã hội làm ủy thác cấp xã được duy trì đều đặn đã góp phần quản lý, nâng cao hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách. Việc tổ chức điểm giao dịch xã đã được nhân dân đồng tình ủng hộ, các cấp chính quyền đánh giá cao và tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động hiệu quả.
Nhờ vậy, tổ giao dịch của Ngân hàng CSXH chỉ có từ 3 - 4 người nhưng trong suốt quá trình từ khi triển khai thực hiện hoạt động đã không xảy ra trường hợp nào mất an toàn trong giao dịch lưu động.
Những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Yên Bái luôn luôn coi việc nâng cao chất lượng điểm giao dịch là hoạt động trọng tâm. Đơn vị xác định rõ hoạt động giao dịch tại điểm giao dịch là một bước tiến trong cải cách thủ tục hành chính, là một đặc thù riêng có của Ngân hàng CSXH.
Do đó, nhiều giải pháp đã được tập trung triển khai đồng bộ như: nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác của tổ chức chính trị - xã hội cấp xã; nâng cao năng lực của ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn; nâng cao kỹ năng làm việc của cán bộ ngân hàng; tranh thủ sự quan tâm của chính quyền cấp xã…
Vì vậy, chất lượng hoạt động của các điểm giao dịch ngày càng được nâng cao, tỷ lệ giải ngân, thu nợ, thu lãi tại điểm giao dịch bình quân đạt trên 99%; tỷ lệ tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn thực hiện giao dịch đúng lịch đạt 100%. Hầu hết mọi giao dịch của nhân dân với Ngân hàng CSXH được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện tại điểm giao dịch. Hàng trăm tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm dân cư cũng được huy động ngay tại điểm giao dịch xã. Hoạt động tại các điểm giao dịch xã trên địa bàn tỉnh đã đi vào nề nếp ổn định, hiệu quả thiết thực.
Hoạt động điểm giao dịch xã cho thấy phương thức hoạt động tiên tiến của Ngân hàng CSXH, khẳng định hoạt động của ngân hàng là phục vụ sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, không vì mục đích lợi nhuận. Điểm giao dịch xã thực sự trở thành điểm sáng làm nên thương hiệu Ngân hàng CSXH.
Nguyễn Thơm
Tags
Ngân hàng CSXH
giải ngân
thu nợ
thu lãi
thu tiết kiệm
tổ trưởng
tổ tiết kiệm
Yên Bái được đánh giá là tỉnh miền núi có tiềm năng lớn phát triển cây ăn quả.
Nhờ triển khai hiệu quả các chương trình đầu tư, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của người dân huyện Mù Cang Chải từng bước được cải thiện, hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn ngày càng khang trang, góp phần giảm nghèo bền vững.
Hiệu quả của bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã được chứng thực trên thực tế, đó là giá trị và uy tín của nhiều sản phẩm gia tăng đáng kể. Đây cũng là động lực cho người nông dân thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô thương mại.
Thâm Pất là thôn đặc biệt khó khăn của xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên, toàn thôn có 52 hộ dân, 208 nhân khẩu; trong đó, có 17 hộ nghèo. Khó khăn là vậy, nhưng tinh thần xây dựng nông thôn mới nơi đây đã và đang được người dân hưởng ứng mạnh mẽ, đặc biệt là việc mở rộng, kiên cố các tuyến đường giao thông. Người dân sẵn sàng hiến đất, chặt bỏ cây cối, phá dỡ công trình, đóng góp công sức, tiền của để làm đường vì một nông thôn đổi mới.