Văn Chấn giảm nghèo nhờ giải pháp trọng tâm

  • Cập nhật: Thứ ba, 27/12/2022 | 7:35:56 AM

YênBái - Huyện xác định giải quyết việc làm, đào tạo nghề, hỗ trợ vốn làm ăn là các giải pháp trọng tâm trong công tác giảm nghèo.

Được vay vốn ưu đãi, ông Nguyễn Mạnh Thương ở thôn Kiến Rịa, xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn trồng ớt hàng hóa đã vươn lên thoát nghèo.
Được vay vốn ưu đãi, ông Nguyễn Mạnh Thương ở thôn Kiến Rịa, xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn trồng ớt hàng hóa đã vươn lên thoát nghèo.

Năm 2021, huyện Văn Chấn có 2.022 hộ nghèo chiếm 6,52%; 2.415 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 7,78% theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020.

Theo rà soát hộ nghèo, cận nghèo chuẩn nghèo mới áp dụng giai đoạn 2021 - 2025, năm 2021, toàn huyện có 7.054 hộ được xác định là hộ nghèo, chiếm 22,74%, hộ cận nghèo 2.193 hộ chiếm 7,07%. Mặc dù có sự nỗ lực trong công tác giảm nghèo (CTGN), song Văn Chấn vẫn là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao của tỉnh. 

Nhận thức được tầm quan trọng của việc giảm nghèo, huyện đã xây dựng, triển khai Kế hoạch số 50/KH-UBND ngày 16/3/2022 về thực hiện chương trình giảm nghèo năm 2022 và mục tiêu đặt ra là giảm 5,92% hộ nghèo, tương đương 1.795 hộ. 

Ông Đỗ Văn Bách - Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Văn Chấn cho biết: Thực hiện CTGN, huyện tiến hành điều tra, rà soát hộ nghèo để phân loại từng nhóm hộ nghèo, cận nghèo theo các tiêu chí: thiếu vốn sản xuất, thiếu việc làm… Trên cơ sở đó, lập kế hoạch và đề ra giải pháp hỗ trợ cụ thể. Qua các đợt điều tra cho thấy, phần lớn hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện vẫn là thiếu việc làm, thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh nên huyện xác định giải quyết việc làm, đào tạo nghề, hỗ trợ vốn làm ăn là các giải pháp trọng tâm trong CTGN. 

Để giải quyết vấn đề thiếu việc làm, huyện đẩy mạnh đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động, con em hộ nghèo, cận nghèo để họ có việc làm, thu nhập ổn định. Cụ thể, năm 2022, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện phối hợp với các cơ sở dạy nghề tổ chức tuyển sinh, dạy nghề cho 2.640 người với các nghề trồng dâu nuôi tằm, chăn nuôi, xây dựng… Qua đó, giải quyết việc làm mới cho 2.700 lao động, có 44 người đi làm việc có thời hạn tại các thị trường: Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia... 

Cùng với đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động, huyện còn duy trì nguồn vốn vay giảm nghèo giúp các hộ nghèo có thêm điều kiện phát triển kinh tế. 

Theo đó, huyện đã cho vay các chương trình hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo với tổng số tiền trên 100 tỷ đồng, hỗ trợ 1.400 hộ vay vốn. Từ các nguồn vốn vay này, nhiều hộ nghèo phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả, trồng mới hàng trăm héc - ta vườn rừng, mở rộng phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ. 

Ngoài ra, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hỗ trợ 50 hộ nghèo có khó khăn về nhà ở với kinh phí 50 triệu đồng/hộ do Tập đoàn Masterise tài trợ; nguồn kinh phí từ Quỹ Vì người nghèo của tỉnh, trung ương trao tặng 25 hộ, kinh phí 50 triệu đồng/hộ để xây nhà ở… 

Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, tặng thẻ bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí cho học sinh được quan tâm. Trong đó, hỗ trợ bảo hiểm y tế cho nhóm đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo là gần 10.000 người, tổng kinh phí 6,3 tỷ đồng; miễn học phí cho 3.922 học sinh nghèo, giảm học phí cho 489 học sinh thuộc hộ cận nghèo, hỗ trợ chi phí học tập cho 7.700 học sinh… 

Việc hỗ trợ tiền điện, đặc biệt là trợ giúp pháp lý cho người nghèo, người dân tộc thiểu số và chính sách đặc thù hỗ trợ hộ đồng bào dân tộc thiểu số về đất ở, đất sản xuất cũng được triển khai đồng bộ, kịp thời. 

Năm 2022, huyện triển khai 5 dự án Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo  gồm: đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; truyền thông và giảm nghèo về thông tin; nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá với tổng kinh phí 3,5 tỷ đồng. 

Hiện tại, huyện đã giảm được 2.062 hộ nghèo, vượt 267 hộ so với kế hoạch, tỷ lệ hộ nghèo giảm so với năm 2021 là 6,56%, vượt 0,86% so với kế hoạch tỉnh giao và 0,64% kế hoạch huyện giao; số hộ cận nghèo là  2.079, chiếm tỷ lệ 6,74%, giảm 0,33% so với năm 2021. 

Bên cạnh tiếp tục phát huy thành quả đạt được trong CTGN, thời gian tới, huyện sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người dân về CTGN, khơi dậy tinh thần tự lực trong phát triển kinh tế gia đình để thực hiện giảm nghèo một cách bền vững, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và thúc đẩy kinh tế, xã hội của huyện ngày càng phát triển.

Thu Hiền

Tags Giảm nghèo Văn Chấn Yên Bái hộ nghèo cận nghèo dạy nghề

Các tin khác
100% các tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng hóa đơn đã chuyển sang sử dụng HĐĐT

Thời gian qua, Cục Thuế tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai hóa đơn điện tử (HĐĐT) và HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền, mang lại lợi ích cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế.

Theo quy hoạch, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 3 tiểu vùng, 5 hành lang kinh tế, 3 vành đai phát triển và 1 khu vực động lực. (Ảnh minh hoạ: Báo Chính phủ)

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động. (Ảnh minh họa)

Sáng 6/5, thêm nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi ở hầu hết các kỳ hạn.

Đến thời điểm hiện tại, có 964 trụ/cột bơm xăng (chiếm tỷ lệ 94,8%) lắp đặt thiết bị in hóa đơn điện tử và truyền dữ liệu kinh doanh xăng dầu theo từng lần bán hàng cho cơ quan thuế.

Tổng cục Thuế vừa có Công văn gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục