Trấn Yên vào vụ trồng rừng mùa xuân

  • Cập nhật: Thứ tư, 8/2/2023 | 8:21:42 AM

YênBái - Như đã là thông lệ cứ tết đến, xuân về người dân, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Trấn Yên lại nô nức lên đồi vỡ đất trồng rừng vụ xuân. Tranh thủ tiết trời đầu xuân thuận lợi, người dân từ vùng thấp đến vùng cao từ Kiên Thành, Hồng Ca đến Hưng Khánh, Vân Hội, Việt Hồng, Việt Cường đến Đào Thịnh, Báo Đáp, Quy Mông… đâu đâu cũng thấy người dân hồ hởi chở phân, chở cây giống lên đồi trồng rừng với khí thế mới, quyết tâm mới!

Cán bộ nhân dân huyện Trấn Yên hưởng ứng trồng rừng vụ xuân. Ảnh Thanh Hùng
Cán bộ nhân dân huyện Trấn Yên hưởng ứng trồng rừng vụ xuân. Ảnh Thanh Hùng

Trong năm 2023, huyện tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị, phát triển kinh tế nông thôn gắn xây dựng nông thôn mới bền vững. Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, liên kết theo chuỗi giá trị, chuyển đổi mạnh mẽ từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, hướng tới mục tiêu phát triển "Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”. 

Trong lâm nghiệp, tập trung phát triển lâm nghiệp đa mục tiêu, là bước đột phá trong phát triển kinh tế nông thôn. Đẩy mạnh công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, phấn đấu trồng mới trên 2.750 ha, duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng đạt 70%; phấn đấu hết năm 2023, tổng diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) và chứng nhận quế hữu cơ đạt trên 6.200 ha. 

Để hoàn thành kế hoạch và tạo khí thế, UBND huyện ban hành Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 4/1/2023 chỉ đạo các xã đồng loạt phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Quý Mão vào sáng ngày 27 tháng 1 năm 2023. Ngay trong ngày đầu ra quân, các địa phương đã trồng 19,24 ha, trong đó trồng cây phân tán là 7.240 cây (gồm quế, cây bàng Đài Loan và cây khôi nhung) quy diện tích đạt 1,24 ha và 18 ha rừng tập trung. 

Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Quy Mông Phạm Kỳ Sơn phấn khởi cho biết: Trước đây, việc trồng rừng không được mấy người dân quan tâm, nhưng những năm gần đây, việc trồng và phát triển rừng đã trở thành việc làm thông lệ mỗi khi xuân về. Tất cả các xã trong vùng đồng loạt ra quân trồng rừng. 

Từ nhiều tháng trước, nhân dân đã chuẩn bị kỹ từ khâu tuyển chọn giống, trồng đảm bảo kỹ thuật, nhờ vậy tỷ lệ cây sống cao, chất lượng rừng tốt. Đặc biệt, giờ người dân không khai thác cây non mà đều hướng đến trồng rừng gỗ lớn. Rừng không chỉ là cây xóa đói nghèo mà đã trở thành cây làm giàu ở Kiên Thành, Quy Mông… 

Anh Nguyễn Văn Chiến ở thôn An Hòa, xã Y Can đang cùng gia đình vỡ đất trồng rừng vui vẻ chia sẻ: "Trồng rừng bằng cây quế hay keo không khó lắm, nhưng quan trọng nhất là giống phải đảm bảo chất lượng, trồng vào vụ xuân thì tỷ lệ cây sống đạt trên 95%. Với kinh nghiệm hơn 30 năm trồng rừng cho thấy: để trồng rừng hiệu quả, mang lại kinh tế cao không nên khai thác non. Khi rừng đạt chu kỳ 7 - 8 năm chỉ nên tỉa thưa, kinh doanh rừng gỗ lớn, sau 17 năm giá trị kinh tế lớn hơn rất nhiều, có thể gấp đôi, gấp ba”. 

Theo kế hoạch, xã Quy Mông, Kiên Thành và Y Can trong năm 2023 trồng mới 580 ha rừng, song do chủ động chuẩn bị nên ngay trong tháng 1/2023, nhân dân trong vùng đã trồng được 268 ha, dự kiến hết tháng 2 trồng 150 ha và chỉ trong quý I/2023 hoàn thành vượt mức kế hoạch trồng rừng cả năm.

Như vậy, chỉ tính riêng trong và sau tết Nguyên đán toàn huyện Trấn Yên đã trồng trên 552 ha rừng (325 ha cây phân tán, 227 ha rừng tập trung). Lũy kế trồng rừng từ đầu năm 2023 đến nay, toàn huyện đã trồng 1.547,8 ha, đạt 57,3% kế hoạch huyện giao (680,85 ha cây phân tán và 867 ha rừng tập trung (quế 743 ha; nguyên liệu 124 ha). 

Với không khí lao động khẩn trương ngay từ những ngày đầu, quý đầu của năm, Trấn Yên phấn đấu hoàn thành kế hoạch trồng rừng trong năm 2023 và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạch, từng bước xây dựng một nền nông - lâm nghiệp phát triển bền vững.

Ngọc Trúc

Các tin khác
Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng Agribank Yên Bái trong những ngày đầu năm.

Với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, năm 2022, ngành ngân hàng tỉnh Yên Bái tập trung mọi nguồn lực góp phần hỗ trợ các thành phần kinh tế tiếp cận vốn tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, góp phần thúc đẩy phục hồi tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

VCCI đề xuất giao quyền định giá bán cho doanh nghiệp để tránh các đứt gãy có thể xảy ra do việc điều hành chậm.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản số 0125 gửi Văn phòng Chính phủ nêu loạt kiến nghị sửa Nghị định về kinh doanh xăng dầu với nhiều điểm nhất liên quan đến Quỹ Bình ổn giá, chiết khấu, quyền của thương nhân phân phối, bán lẻ và cả việc doanh nghiệp cần được tự quyết giá bán.

Giá thép xây dựng tăng mạnh dịp đầu năm

Sau đợt điều chỉnh tăng ngay trước kỳ nghỉ tết Nguyên đán, mới đây, nhiều doanh nghiệp thép lại thông báo tăng giá bán thép xây dựng; mức tăng thấp nhất là 460.000 đồng/tấn, cao nhất 710.000 đồng/tấn.

Cá tầm thương phẩm của xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên.

Tận dụng tiềm năng, lợi thế, những năm qua, Nà Hẩu tập trung chỉ đạo nhân dân phát triển kinh tế, nhất là về du lịch, nông nghiệp và dược liệu; trong đó, nuôi cá tầm thương phẩm đang là hướng đi mới của đồng bào Mông nơi đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục