Những con đường mùa xuân
- Cập nhật: Thứ hai, 26/2/2007 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Trong cái rét cuối đông, chiếc xe U oát do Trưởng phòng Hạ tầng kinh tế huyện Yên Bình - Hoàng Mạnh Tài, kiêm luôn cả lái xe đưa chúng tôi bon bon trên con đường bê tông nối những vùng quê. Anh Tài cho biết: Nhờ huy động tốt sức dân, nên vài năm nay phong trào làm đường giao thông nông thôn ở Yên Bình phát triển khá mạnh.
(Ảnh minh hoạ)
|
Năm 2006 kế hoạch giao cho huyện phải hoàn thành 11 công trình đường giao thông nông thôn với 134 km và tổng kinh phí gần 7,3 tỷ đồng bằng các nguồn vốn kích cầu, vốn chương trình 135, WB... nhiều tuyến đường đã hoàn thành đưa vào sử dụng có hiệu quả, trong đó có tuyến đường Yên Thành - Hồng Đức, đường thôn Gò Bằng xã Xuân Long, cầu Tân Nguyên và cầu xã Yên Bình, một số công trình đang khẩn trương thi công để hoàn thành vào đầu năm mới...
Đang say sưa với đề tài giao thông thì chiếc xe bỗng dừng bánh bởi phía trước là những đống cát sỏi, đá hộc xếp ngổn ngang ở cuối một đoạn đường thuộc xã Đại Minh. Gần 100 người dân đang hối hả bên chiến máy trộn bê tông, tiếng động cơ ầm ầm càng làm tăng thêm cảnh nhộn nhịp của công trường làm đường. Bất chấp thời tiết giá lạnh, những người nông dân vẫn hăng say khiêng vác, bốc đá, từng tốp thanh niên, người trung tuổi và cả cán bộ kỹ thuật giám sát công trình..., tất cả đều hòa trong khối khí lao động khẩn trương. Anh Trần Đăng Dung - Chủ tịch UBND xã Đại Minh cho biết: Năm nay xã được giao làm 2 tuyến đường với chiều dài hơn 2km đường bê tông. Tuyến Phai Tung - Đồng Danh dài hơn 1 km đã hoàn thành. Còn con đường chúng tôi đang làm đây là tuyến Đại Minh - Khả Lĩnh, được Nhà nước hỗ trợ 6 phần, còn dân đóng góp 4 phần. Chủ trương này được triển khai tới thôn đều được mọi người dân ủng hộ, do đó mà việc huy động đóng góp tiền cũng như nhân công lao động không có gì khó khăn.
Những con đường bê tông được xây dựng bằng sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và đóng góp của nhân dân đã tạo điều kiện cho người dân đi lại dễ dàng thuận lợi, nhất là trong những ngày mưa. Ở Đại Minh, chính quyền xã đã vận động nhân dân 15 thôn cùng nhau đóng góp tiền và ngày công lao động xây dựng được 5km đường cho 5 thôn, còn 7km của 10 thôn sẽ tiếp tục triển khai trong thời gian tới. Theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Nhà nước sẽ hỗ trợ toàn bộ xi măng, sắt thép, còn nền đường và phần giải phóng mặt bằng và công trình rãnh thoát nước là do nhân dân tự làm. Riêng năm 2006, Yên Bình có 13 xã đã vận động nhân dân đóng góp được tổng số tiền gần 1,9 tỷ đồng và trên 57.700 công lao động để làm đường. Tiêu biểu trong phong trào làm đường giao thông nông thôn là các xã Yên Thành, Tân Hương, Cảm Nhân, Ngọc Chấn, Đại Minh và Vũ Linh. Điều đáng nói ở đây là hầu hết những tuyến đường ở các xã của huyện Yên Bình hoàn thành đưa vào sử dụng từ những năm 2001, đến nay chất lượng rất tốt, đảm bảo cho các loại phương tiện đi lại, chứ không như ở một vài địa phương khác đường làm xong bàn giao đưa vào sử dụng chỉ được một thời gian đã hỏng và xuống cấp.
Theo các kỹ sư giám sát kỹ thuật thi công thì tất cả các tuyến đường trên địa bàn huyện, khi triển khai đều được thực hiện theo đúng thiết kế đã duyệt, từ nguyên vật liệu sắt thép, xi măng đến cát sỏi đều được tính theo công thức rõ ràng, có sự giám sát chặt chẽ trong thi công và kiểm tra đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật cũng như tiến độ công trình. Trong chuyến thăm và làm việc với huyện Yên Bình đầu tháng 1/2007, đồng chí Hoàng Xuân Lộc - Chủ tịch UBND tỉnh đi trên con đường bê tông do Nhà nước và nhân dân cùng làm tại xã Vũ Linh, đã rất hài lòng và khen ngợi chất lượng các công trình đường giao thông nông thôn ở đây. Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh cũng mong rằng các địa phương khác nên học cách làm của Yên Bình để có những con đường đảm bảo chất lượng. Phong trào làm đường giao thông nông thôn ở Yên Bình phát triển, chất lượng đảm bảo là nhờ có sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp chính quyền, sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành các địa phương, cộng với công tác tuyên truyền vận động người dân, nhận thức đúng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giao thông nông thôn.
Thu Hòa - Bích Thu
Các tin khác
YBĐT - Sau khi ứng dụng thành công sản xuất và gieo cấy các giống lúa chất lượng cao như AYT01, LT2, Chiêm hương, Hương cốm, Thiên hương... huyện Trấn Yên đã nhân rộng diện tích và đến năm 2006 toàn huyện đã có 1.400 ha lúa chất lượng cao, năng suất bình quân đạt 43 tạ/ha, cao hơn từ 1,4 đến 1,6 lần so với lúa truyền thống với đầu tư chi phí thấp, lại dễ thâm canh, thời gian sinh trưởng ngắn, hệ số sử dụng đất và thu nhập trên một đơn vị diện tích tăng tạo điều kiện hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung.
YBĐT - Cụm công nghiệp - TTCN Đầm Hồng có tổng số vốn giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng trên 3 tỷ đồng, trong đó Nhà nước đóng góp 50%; các cơ sở tham gia cụm công nghiệp này đóng góp 50%; thành phố Yên Bái thực hiện hỗ trợ 50% chi phí đền bù, san tạo mặt bằng và thực hiện trả dần trong 3-5 năm.
YBĐT - Dù đã điện thoại trước nhưng khi đến Công ty cổ phần Xi măng Yên Bái, chúng tôi vẫn phải chờ gần 20 phút mới gặp được người lãnh đạo đơn vị. Như để giãi bày, anh Phạm Quang Phú - Phó Giám đốc Công ty phân trần: "Mình đi kiểm tra dưới công trường xây dựng nhà máy xi măng lò quay, để anh em phải chờ, mình có lỗi quá!". Rảo bước theo hướng tay anh Phú chỉ, xa xa một công trường rộng lớn gần 7 ha là dự án mở rộng Nhà máy xi măng lò quay Yên Bái công suất 300.000 tấn clinker/năm với giá trị đầu tư 245 tỷ đồng đã và đang vào cao trào nước rút.
YBĐT – Vụ đông 2006 – 2007 vừa qua, phòng kinh tế huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái đã triển khai mô hình trồng giống bí đá chanh tại một số xã trong huyện như: Minh Xuân, Mường Lai, YênThắng, Tân Lĩnh và Liễu Đô…