Khởi sắc Xuân Tầm

  • Cập nhật: Thứ sáu, 14/7/2023 | 2:02:17 PM

YênBái - Cùng với cây lúa, ngô, phát huy thế mạnh địa phương, Xuân Tầm luôn lấy quế là cây chủ lực trong phát triển kinh tế.

Lãnh đạo xã Xuân Tầm nắm bắt việc khai thác quế vỏ tại các thôn.
Lãnh đạo xã Xuân Tầm nắm bắt việc khai thác quế vỏ tại các thôn.

Là xã vùng cao của huyện Văn Yên, Xuân Tầm có diện tích đất nông nghiệp ít, manh mún, điều kiện canh tác khó khăn; việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông lâm  nghiệp, ngành nghề nông thôn chậm phát triển, quy mô nhỏ, hiệu quả đầu tư chưa cao; ý thức tự giác vươn lên của một số hộ dân hạn chế và còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước...

Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn trên, đổi mới phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân tập trung phát huy tiềm năng thế mạnh, nhất là có nhiều sáng tạo trong thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII Đảng bộ xã, nhiệm kỳ 2020 - 2025, bộ mặt nông thôn ở Xuân Tầm có nhiều khởi sắc.

Đảng bộ xã đã chỉ đạo nhân dân cơ cấu lại sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM) theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả và giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác. 

Hàng năm, xã duy trì diện tích lúa trên 138 ha, năng suất bình quân 55 tạ/ha; ngô hàng trên 105 ha, năng suất 38 tạ/ha... 

Cùng với cây lúa, ngô, phát huy thế mạnh địa phương, Xuân Tầm luôn lấy quế là cây chủ lực trong phát triển kinh tế. Trước đây, cuộc sống của nhiều hộ thôn Khe Lép còn gặp nhiều khó khăn, giờ nhờ cây quế mà hơn 60% số hộ đã xây được nhà cao tầng kiên cố.

Ông Triệu Tài Huyện - Trưởng thôn Khe Lép vui mừng cho biết: "Hiện, thôn có 192 hộ, 816 ha quế, 100% hộ đều trồng quế và hộ ít có từ 5 - 7 sào; hộ nhiều thì hàng chục héc - ta. Cây quế đã đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhiều gia đình”.

Ông Trần Đức Thịnh - Chủ tịch UBND xã Xuân Tầm cho biết: "Phát huy tiềm năng và lợi thế, thời gian qua, Đảng ủy xã tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân tiếp tục phát triển mạnh diện tích cây truyền thống này trong cơ cấu cây trồng chủ lực của địa phương. Hàng năm, xã chỉ đạo nhân dân trồng mới, trồng dặm, trồng vào diện tích đã khai thác trên 221 ha. Nhờ làm tốt khâu chăm sóc, đến nay, tổng diện tích trồng quế của xã duy trì đạt trên 3.378 ha, sản lượng quế vỏ trên 850 tấn, giá trị trung bình hàng năm đạt trên 23 tỷ đồng”.

Để nhân dân vượt khó vươn lên làm giàu, Đảng bộ xã Xuân Tầm còn tập trung phát triển kinh tế theo mô hình gia trại, kinh tế đồi rừng; trong đó, đưa các loại cây ăn quả như: mận, đào, trám đen... kết hợp trồng, khai thác cây lấy vỏ, lấy gỗ; triển khai thực hiện hiệu quả việc phát triển chăn nuôi theo Nghị quyết số 69 của HĐND tỉnh; đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; mở rộng các ngành nghề dịch vụ, phát triển mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác đa ngành nghề; mở rộng mạng lưới cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ tổng hợp; khuyến khích phát triển hệ thống cửa hàng kinh doanh quy mô nhỏ... 

Đến nay, toàn xã có 35 cơ sở kinh doanh dịch vụ tổng hợp hộ gia đình, 13 hợp tác xã và tổ hợp tác, 1 nhà máy chưng cất tinh dầu quế, 31 mô hình chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm đặc sản địa phương. Ngoài ra, Đảng bộ xã đã làm tốt việc giải phóng mặt bằng, tuyên truyền, vận động nhân dân xã hội hóa trên 15 tỷ đồng cùng với các nguồn vốn của nhà nước để xây dựng các hạng mục, tiêu chí nông thôn mới. 

Phát huy tinh thần nhân dân làm chủ, Nhà nước hỗ trợ, cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận động đông đảo nhân dân chung tay xây dựng nông thôn mới gắn với phát huy các tiềm năng, thế mạnh địa phương, thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững, đến nay, đời sống nhân dân xã Xuân Tầm không ngừng khởi sắc. 

Sản lượng lương thực có hạt hàng năm của xã bình quân đạt gần 1 nghìn tấn; tổng đàn gia súc chính có 1.595 con; thu nhập bình quân đầu người đạt 42,6 triệu đồng/năm; tỷ lệ lao động qua đào đạt 71,5%; 100 thôn đều đạt chuẩn văn hóa… 

Đây là tiền đề quan trọng để Xuân Tầm giữ vững danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới và tiếp tục phấn đấu xây dựng nông thôn mới nâng cao. 

Văn Tuấn

Tags Xuân Tầm Văn Yên lâm nghiệp nông thôn sản xuất hàng hóa

Các tin khác
Cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Nghĩa Lộ giải ngân các chương trình tín dụng chính sách cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

Đến hết tháng 6/2023, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt 452.365 triệu đồng, đạt 99,4% kế hoạch năm; tổng dư nợ đạt 451.866 triệu đồng, đạt 99,59% kế hoạch.

Vừa qua, Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi tỉnh Yên Bái và Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Phú Thái - Hà Nội đã tổ chức ký kết hợp đồng liên kết sản xuất trồng lúa giống và sản xuất thóc giống TBJ3 đạt tiêu chuẩn chất lượng thóc giống cấp 1 với diện tích 6 ha trong vụ mùa năm 2023 tại Trại giống cây trồng Đông Cuông, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên.

Sản phẩm Măng tre Bát Độ Yên Bái.

6 tháng đầu năm, tỉnh đã xác lập quyền nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm: Gạo nếp Lếch - xã Bảo Ái, huyện Yên Bình; Rượu thóc La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải; Hoa hồng Mù Cang Chải; Chè Shan tuyết Púng Luông, huyện Mù Cang Chải; Nếp lẩu cáy Trạm Tấu...

Người dân Văn Yên phá bỏ tường rào kiên cố, hiến đất xây dựng đường giao thông nông thôn.

Từ đầu nhiệm kỳ tới nay, toàn huyện đã đã kiên cố hóa 338 km đường giao thông nông thôn; dự ước đến hết năm 2023 sẽ là 390 km.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục