So với cùng kỳ năm trước, ngành chế biến, chế tạo tăng 3,5%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,7%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,8%; riêng ngành khai khoáng giảm 6,2%.
Tính chung 8 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 9,2%).
Trong đó, ngành chế biến, chế tạo giảm 0,6% (cùng kỳ năm 2022 tăng 10,1%), làm giảm 0,3 điểm phần trăm trong mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 1,7%, đóng góp 0,2 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,8%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 2,5%, làm giảm 0,4 điểm phần trăm.
Đáng chú ý, chỉ số sản xuất 8 tháng năm 2023 của một số ngành công nghiệp trọng điểm cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước: sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 9,9%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 8,6%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 8,4%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 7%; khai thác quặng kim loại tăng 6,5%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 5,6%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 5,4%.
Ở chiều ngược lại, chỉ số công nghiệp của một số ngành giảm: sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 3,9%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu giảm 4,1%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 4,4%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa, sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy cùng giảm 4,8%; sản xuất trang phục giảm 5,1%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 6%; sản xuất xe có động cơ giảm 6,5%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp 8 tháng so với cùng kỳ năm trước đã tăng ở 49 địa phương và giảm ở 14 địa phương trên cả nước.
Một số địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp đạt mức tăng khá cao như: Bắc Giang tăng 16,4%; Phú Thọ tăng 15,7%; Nam Định tăng 13,8%; Kiên Giang tăng 13%; Hải Phòng tăng 12,1%; Phú Yên tăng 11,8%. Địa phương có chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao: Hậu Giang tăng 183,8%; Thái Bình tăng 91%; Trà Vinh tăng 34,7%.
Ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm là: Quảng Nam giảm 32,2%; Bắc Ninh giảm 16,9%; Vĩnh Long giảm 14,4%; Sóc Trăng giảm 4,8%.
Địa phương có chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện giảm, gồm: Lai Châu giảm 35,2%; Sơn La giảm 34,7%; Cao Bằng giảm 33,8%; Điện Biên giảm 30,4%; Hòa Bình giảm 26,2%.
Tính chung 7 tháng năm 2023, chỉ số công nghiệp toàn ngành (IIP) công nghiệp Yên Bái tăng 3,24% so với cùng kỳ năm trước. Trong các ngành công nghiệp, ngành khai khoáng tăng 16,41%,; ngành chế biến, chế tạo tăng 7,85%,; ngành sản xuất, phân phối điện giảm 20,02%; ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 5,69%.
Trong 17 ngành công nghiệp cấp 2 có 11/17 ngành có chỉ số sản xuất cộng dồn đến cuối tháng 7/2023 tăng so với cùng kỳ như: khai thác quặng kim loại tăng 20,29%3 ; khai khoáng khác tăng 14,63%; sản xuất trang phục tăng 3,25%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 9,53%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 23,58%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 5,58%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 15,69%4 ; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 15,08%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 9,32%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 6,51%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải; tái chế phế liệu tăng 4,65%,...
T.T-VTV