Thông xe nối cầu cạn 450 tỉ đồng có trụ cao nhất Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/9/2023 | 2:53:28 PM

Ngày 22.9, tuyến tỉnh lộ 155 qua cầu cạn có trụ cao nhất Việt Nam kết nối với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chính thức thông xe.

Cây cầu cạn 450 tỉ đồng có trụ cầu cao nhất Việt Nam đã được nối thông tuyến với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Cây cầu cạn 450 tỉ đồng có trụ cầu cao nhất Việt Nam đã được nối thông tuyến với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Đây là một trong những công trình lớn nhất của tỉnh Lào Cai nhân kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ lên thăm tỉnh Lào Cai (23/9/1958 - 23/9/2023) và 120 năm du lịch Sa Pa (1903 - 2023).

Dự án xây dựng đường nối đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến Sa Pa gồm xây dựng mới tỉnh lộ 155 đoạn từ nút giao đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến Km13+800, kết nối với Quốc lộ 4D (bao gồm cả cầu Móng Sến - cầu cạn có trụ cầu cao nhất Việt Nam) có chiều dài 13,8km.

Một tháng trước, chủ đầu tư tuyến đường này đã cho các phương tiện chạy vận hành thử nghiệm qua cầu cạn Móng Sến.

Công trình này khởi công ngày 3/1/2021, hợp long ngày 29/9/2021, trụ đầu cầu Móng Sến cao 83m, là trụ cầu cạn cao nhất Việt Nam. Tổng vốn đầu tư xây dựng công trình 450 tỉ đồng.

Cầu Móng Sến được xây dựng bằng bê tông cốt thép, bề mặt cầu rộng 14 m với 4 làn xe, chiều dài 612 m có 5 nhịp liên tục, trong đó nhịp dài nhất là 132 m.

(Theo LĐO)

Các tin khác
Một góc Khu công nghiệp Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Công tác quy hoạch có vị trí, vai trò rất quan trọng, được ví như “người công binh mở đường”, quyết định đến thắng lợi của cuộc chiến. Với chiến lược phát triển toàn diện, trọng điểm, Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ góp phần củng cố năng lực cạnh tranh và nâng cao chất lượng môi trường đầu tư của tỉnh, từ đó kiến tạo thêm cơ hội và mở đường cho nhà đầu tư, doanh nghiệp tạo bệ phóng đưa Yên Bái “cất cánh” trên hành trình hội nhập.

Hệ thống đường giao thông nội đô được mở rộng, cải tạo khang trang, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong khu vực, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Ngày 11/1/2002 là một dấu mốc quan trọng, đặc biệt ý nghĩa đối với người dân thành phố Yên Bái khi Chính phủ ban hành Nghị định số 05/2002/NĐ-CP thành lập thành phố Yên Bái.

Trong lần về thăm Yên Bái ngày 25/9/1958, Bác Hồ đã rất quan tâm đến phát triển hạ tầng giao thông vận tải của tỉnh. Thực hiện lời dạy của Bác, tỉnh Yên Bái đã phát huy truyền thống “mở đường thắng lợi” cũng như hiện thực hóa mục tiêu và thực hiện tốt một trong ba đột phá chiến lược của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, trong đó giao thông vận tải luôn “đi trước mở đường”, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, phục vụ tốt cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Sản phẩm tơ tằm của huyện Trấn Yên được xuất khẩu sang các nước trên thế giới

Đến giữa tháng 9 tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện Trấn Yên đạt 105,6 tỷ đồng, bằng 34,6% dự toán tỉnh giao, bằng 32,2% theo kế hoạch số 111 của Huyện ủy Trấn Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục