Mù Cang Chải tập trung giữ rừng mùa khô

  • Cập nhật: Thứ sáu, 27/10/2023 | 9:35:01 AM

YênBái - Là địa phương có diện tích rừng lớn nên bước vào mùa khô hanh, Mù Cang Chải luôn là nằm trong vùng trọng điểm, ở mức báo động cháy cao của tỉnh Yên Bái.

Cán bộ Hạt kiểm lâm huyện Mù Cang Chải thường xuyên tuần tra, bảo vệ rừng
Cán bộ Hạt kiểm lâm huyện Mù Cang Chải thường xuyên tuần tra, bảo vệ rừng


Là địa phương vùng cao nên huyện Mù Cang Chải có diện tích rừng lớn với trên 82.000 ha, trong đó rừng tự nhiên gần 60.000 ha, rừng trồng trên 20.000 ha và trên 2000 ha diện tích đã trồng chưa đạt tiêu chí thành rừng, với độ che phủ rừng đạt 67,25%. Vì vậy, bước vào mùa khô hanh, Mù Cang Chải luôn nằm trong vùng trọng điểm, ở mức báo động cháy cao của tỉnh.

Đồng chí Vàng A Chái - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, Trưởng ban Chỉ huy quản lý bảo vệ rừng, PCCCR Cao Phạ cho biết: Trên địa bàn xã có hơn 5.100 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Xã lại có địa hình đồi núi cao, dốc hiểm trở, đồng bào sinh sống không tập trung, tập quán canh tác đa phần chủ yếu sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhân dân có lúc còn chủ quan còn chưa chấp hành tốt các quy định về đốt nương làm rẫy, ý thức dùng lửa chưa cao nên việc gây cháy rừng và cháy lan vào rừng vẫn tiềm ẩn nguy cơ cao. 

Chính vì vậy, tại hội nghị triển khai nhiệm vụ bảo vệ rừng, PCCCR mùa khô hanh năm 2023 - 2024, xã đã chỉ đạo các thành viên Ban chỉ huy quản lý bảo vệ rừng, PCCCR tiếp tục phân công trực ban 24/24h, cử người thay phiên nhau trực tại chòi canh lửa ở bản Tà Chơ; đồng thời phối hợp với kiểm lâm địa bàn, công an xã, cán bộ ban quản lý rừng phòng hộ thường xuyên tuần tra, kiểm tra, canh gác tại các vùng có nguy cơ xảy ra cháy rừng”.

Cùng với đó, xã Cao Phạ chỉ đạo các bản tu sửa hơn 8 km đường băng cản lửa phân chia ranh giới giữa các bản, giữa các loại rừng; chủ động điều kiện đảm bảo phương châm "bốn tại chỗ” (phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ) để sẵn sàng ứng phó mọi tình huống xảy ra.

Với trên 3.100 ha rừng, chủ yếu là rừng thông, xã Hồ Bốn cũng đang tập trung các phương án để quản lý, bảo vệ rừng mùa khô.

"Trong thời gian qua, cùng với việc tuyên truyền, hướng dẫn bà con nâng cao nhận thức về công tác quản lý, bảo vệ rừng, hiện xã đang duy trì 5 tổ, 29 thành viên tổ đội xung kích. Đây là lực lượng dân quân nòng cốt tại 5 thôn để khi có sự cố thì huy động nhân dân tham gia ứng phó kịp thời”, ông Sùng A Bình - Chủ tịch UBND xã cho biết.

Ông Giàng A Hồng ở bản Trống Là, xã Hồ Bốn chia sẻ: "Được sự hướng dẫn cán bộ kiểm lâm, cứ gần đến mùa khô hạnh, tôi và người dân trong bản tập trung phát dọn cỏ, thu dọn thực bì, làm đường băng cản lửa. Đồng bào bây giờ cũng nhận thức được giữ rừng là bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế nên nhiều năm qua những khu rừng do dân bản quản lý chưa xảy ra cháy”.

Là địa phương có diện tích rừng lớn, nhận thức của một số bộ phận người dân ở gần rừng, trong rừng còn hạn chế; thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài (từ tháng 10 năm trước đến tháng 5 năm sau) là khó khăn lớn nhất đối với công tác PCCCR của huyện Mù Cang Chải. 

Từ đầu năm đến nay, tuy đã làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng nhưng trên địa bàn huyện vẫn xảy ra 8 vụ vi phạm quy định PCCCR, gây thiệt hại trên 40 ha rừng.

Ông Sùng A Thênh - Phó hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Mù Cang Chải cho biết: Bước vào mùa hanh khô 2023- 2024, Hạt đã tham mưu với UBND huyện ban hành các chỉ thị, quyết định kiện toàn, phân công nhiệm vụ, lịch trực cho các thành viên Ban chỉ đạo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững huyện. Đồng thời xác định những địa bàn trọng điểm có nguy cơ cháy cao để tổ chức tuần tra, làm chòi gác lửa rừng 24/24h; chỉ đạo các xã chủ động phối hợp với nhau trong bảo vệ và tuần tra diện tích rừng giáp ranh và giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân, không để xảy ra điểm nóng”. 


Cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải cùng thành viên Tổ xung kích bảo vệ rừng bản Háng Cơ Bua, xã Púng Luông tuần tra bảo vệ rừng

Cùng với đó, Hạt Kiểm lâm huyện chỉ đạo cán bộ kiểm lâm địa bàn tham mưu chính quyền địa phương  kiện toàn 14 Ban chỉ huy PCCCR cấp xã và 2 ban chỉ huy PCCCR với 404 thành viên; thành lập 108 tổ đội xung kích tuần tra, bảo vệ rừng với 627 lượt người tham gia; đồng thời các tổ chức buổi họp dân để tuyên truyền về công tác PCCCR; tầm quan trọng của rừng và tác hại của cháy rừng; quy định về đốt nương làm rẫy, vận động cộng đồng dân cư sống ven rừng tích cực tham gia bảo vệ rừng; tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng, PCCCR tới tất cả các hộ gia đình. (Đến nay, có 12.340,0/12.674,0 lượt hộ đã ký cam kết, đạt 97,4%).

Hạt cũng phối hợp tổ chức tu sửa lại hệ thống đường băng cản lửa; đường bao lô, bao khoảnh và các đường băng phân chia ranh giới giữa các bản, xã, giữa các loại rừng; tu sửa, chỉnh trang lại hệ thống bảng tin, bảng nội quy, cấp dự báo cháy rừng, biển cấm chặt phá rừng, các chòi canh lửa; mua sắm, trang bị bổ sung các dụng cụ phục vụ công tác PCCCR. 

Ông Nguyễn Tư Khoa - Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải cho biết: " Đơn vị  được giao và quản lý, bảo vệ trên 54.000ha rừng. Ban đã phối hợp chặt chẽ với Hạt Kiểm lâm và chính quyền địa phương tập trung triển khai các biện pháp, giải pháp quản lý bảo vệ, phát triển rừng, PCCCR với tinh thần tập trung, quyết liệt và đồng bộ; đồng thời tổ chức ký cam kết PCCCR rừng đến các thôn bản và với 106 chủ hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng với 11.987 hộ tham gia ”.


Văn Tuấn

Tags Mù Cang Chải giữ rừng mùa khô hanh cháy rừng bảo vệ rừng rừng phòng hộ

Các tin khác
Phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia HTX dệt Lùng Tám (Quản Bạ, Hà Giang) duy trì nghề dệt lanh truyền thống. Ảnh: PVH

Duy trì, phát huy, khai thác tốt giá trị văn hóa đa dạng vùng miền núi đang là thế mạnh để phụ nữ dân tộc thiểu số nâng cao quyền năng kinh tế, xóa đói giảm nghèo trên chính mảnh đất quê hương.

Đề xuất giảm 2% thuế VAT cho tất cả các loại hàng hóa.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% trong 6 tháng đầu năm 2024 cho tất cả các loại hàng hóa, để tránh bị khó trong khâu phân loại hàng hóa giảm thuế.

Các đại biểu cắt băng khánh thành công trình.

Sáng 26/10, UBND thành phố Yên Bái tổ chức khánh thành công trình Trung tâm Lưu trữ cơ sở dữ liệu đất đai, ra mắt số hóa dữ liệu đất đai.

Các doanh nghiệp thực phẩm, đồ uống, bán lẻ, bao bì... đã lấy lại đà tăng trưởng sau một thời gian trầm lắng do Covid-19. Ảnh minh họa

Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo điện tử VietNamNet tổ chức Lễ công bố “Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục