Cho phép kéo dài giải ngân vốn chương trình mục tiêu quốc gia đến năm 2024

  • Cập nhật: Thứ tư, 29/11/2023 | 2:33:00 PM

Quốc hội cho phép kéo dài thời gian giải ngân vốn ngân sách sang năm 2024 để thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.

Các đại biểu tham gia phiên họp.
Các đại biểu tham gia phiên họp.

Sáng 29/11, với 92,91% đại biểu tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết giám sát chuyên đề việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về 3 chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng nông thôn mới 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 2021 - 2030.

Báo cáo về đánh giá việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, với tinh thần đổi mới, Quốc hội không chỉ thực hiện nhiệm vụ giám sát mà còn cùng Chính phủ giải quyết, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, nhằm đạt được những mục tiêu chung của chương trình. Việc sử dụng cụm từ "đồng hành của Quốc hội” sẽ là đầy đủ, toàn diện hơn và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin được giữ như trong dự thảo.

Có ý kiến đề nghị xem lại nguyên nhân khách quan do dịch bệnh COVID-19, vì dịch bệnh chỉ ảnh hưởng các tháng đầu năm 2022, khi giao vốn thì cơ bản đã không còn bị ảnh hưởng của dịch.

Về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, tình hình dịch COVID-19 diễn ra trong thời gian dài, nhất là thời điểm năm 2021 và đầu năm 2022 đã phần nào ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành, trong tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành trong triển khai các chương trình. Vì vậy, việc xác định nguyên nhân này là phù hợp.

Về nhiệm vụ, giải pháp, có ý kiến đề nghị không đưa nội dung "Cho phép số vốn ngân sách  Nhà nước năm 2022 (bao gồm cả vốn năm 2021 được chuyển nguồn sang năm 2022) chưa thực hiện giải ngân hết trong năm 2023 được kéo dài thực hiện sang năm 2024 để các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tiếp tục triển khai thực hiện” vào Nghị quyết vì Chính phủ chưa báo cáo Quốc hội về nội dung này và Nghị quyết Quốc hội về dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2024 đã cho phép kéo dài vốn năm 2023; việc cho phép kéo dài số vốn gây lãng phí lớn, tăng chi phí trả lãi và bội chi ngân sách Nhà nước.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, Chính phủ đã có Tờ trình số 614 trình Quốc hội xem xét việc kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân vốn ngân sách Nhà nước năm 2022 (bao gồm cả vốn năm 2021 được chuyển nguồn sang năm 2022) của các chương trình mục tiêu quốc gia chưa giải ngân hết trong năm 2023 sang thực hiện trong năm 2024.

Qua xem xét tờ trình của Chính phủ, ý kiến thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, từ phân tích kỹ lưỡng các nguyên nhân khách quan và chủ quan đánh giá tác động đến thu chi ngân sách Nhà nước, việc cho phép kéo dài số vốn trên là cần thiết để bảo đảm nguồn lực thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có Thông báo số 3155 về việc thống nhất cho phép Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết nghị đối với số vốn ngân sách Nhà nước năm 2022 (bao gồm cả vốn năm 2021 được chuyển nguồn sang năm 2022) chưa thực hiện giải ngân hết trong năm 2023 được kéo dài thực hiện sang năm 2024 để các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tiếp tục triển khai thực hiện.

(Theo VTC)

Các tin khác
Việc tiếp tục giảm thuế VAT nhằm kích cầu tiêu dùng nội địa. Ảnh minh họa

Quốc hội đồng ý kéo dài thời gian giảm 2% thuế VAT đến giữa năm 2024. Việc giảm thuế này không áp dụng cho các lĩnh vực, dịch vụ chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, hóa chất và hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Các đại biểu cắt băng khởi động công năng xuất, nhập cảnh hành khách qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái.

Sáng 29/11, tại khu vực vạch phân quản cầu Bắc Luân II, thành phố Móng Cái (Việt Nam) và thành phố Đông Hưng (Trung Quốc) phối hợp tổ chức Lễ khởi động công năng xuất, nhập cảnh hành khách qua Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái tại khu vực cửa khẩu cầu Bắc Luân II.

Dệt thổ cẩm ở làng nghề Dề Thàng, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải tạo việc làm thu nhập cho người dân vùng cao.

Sau những chống chọi với cơ chế thị trường, các làng nghề trên địa bàn tỉnh đang từng bước hồi sinh. Đến nay, toàn tỉnh đã phát triển và khôi phục được 15 làng nghề, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Làng nghề giải quyết hiệu quả bài toán lao động nông thôn sau khi ruộng đất thu hẹp, đô thị hóa.

Giá vàng hôm nay (29/11) không ngừng "nhảy múa". Giá vàng miếng SJC chính thức cán mốc đỉnh lịch sử 74,4 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn thiết lập kỷ lục mới, giao dịch quanh 62,3 triệu đồng/lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục