Bộ Giao thông vận tải thúc tiến độ dự án đường nối các tỉnh miền núi phía Bắc

  • Cập nhật: Thứ ba, 5/12/2023 | 2:35:12 PM

Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành thông báo kết luận của Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ tại cuộc kiểm tra hiện trường về tình hình triển khai thực hiện các gói thầu thuộc dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Hình ảnh các đơn vị đang tiến hành thi công tại dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Hình ảnh các đơn vị đang tiến hành thi công tại dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc do Ngân hàng Phát triển châu Á và Chính phủ Úc tài trợ nhằm rút ngắn hành trình từ các trung tâm chính trị kinh tế của tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và các địa phương khác có liên quan về Thủ đô Hà Nội, nâng cao hiệu quả khai thác cao tốc Hà Nội - Lào Cai.

Quy mô của dự án 2 tuyến gồm: Tuyến 1 kết nối Lai Châu với cao tốc Hà Nội - Lào Cai với chiều dài khoảng 147 km, quy mô cấp 3 miền núi. Tuyến 2 nối Nghĩa Lộ (Yên Bái) với cao tốc Hà Nội - Lào Cai có chiều dài khoảng 53km, đường cấp 4 miền núi.

Dự án được chia thành 11 gói thầu, dự kiến được thực hiện tổng trong khoảng 4 năm, cơ bản hoàn thành vào năm 2024.

Đối với công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), lãnh đạo Bộ GTVT đánh giá, thời gian thực hiện dự án còn lại không nhiều (khoảng 13 tháng). Song, khối lượng công tác GPMB trên địa bàn tỉnh Lai Châu vẫn còn rất lớn. Tính đến nay, địa phương đã bàn giao được khoảng hơn 67/82,62km, đạt hơn 81%. Trong đó, mặt bằng đủ điều kiện để tổ chức triển khai thi công đạt hơn 59km đạt gần 72%.

"Mặt bằng bàn giao còn xôi đỗ, không liên tục, vướng đất rừng xen kẹp, đặc biệt là chưa tổ chức triển khai di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật (đường điện, đường cáp viễn thông, đường ống nước...) nên việc tổ chức triển khai thi công tại hiện trường gặp rất nhiều khó khăn", Bộ GTVT cho hay.

Theo đó, để giải quyết vấn đề trên Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Lai Châu chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy nhanh công tác bồi thường, đền bù liên quan đến đất rừng. Đặc biệt, tập trung GPMB các đoạn chưa bàn giao dài khoảng 15,5km hoàn thành trong tháng 12/2023.

Theo Bộ GTVT, Ban QLDA2 cùng các nhà thầu đã khắc phục khó khăn về thời tiết, mặt bằng để triển khai thi công đồng loạt 5 gói thầu (XL04,05,06,07,08) trên hiện trường thuộc địa bàn tỉnh Lai Châu. Tuy nhiên, theo đánh giá, đến nay một số gói thầu chưa đáp ứng tiến độ đề ra. Khối lượng công việc theo kế hoạch năm 2023 và các năm tiếp theo còn lại rất lớn.

Theo đó, để đẩy nhanh tiến độ dự án, Bộ GTVT yêu cầu chủ đầu tư dự án chỉ đạo nhà thầu trên cơ sở phạm vi mặt bằng được bàn giao và dự kiến kế hoạch bàn giao mặt bằng tiếp theo lập tiến độ, kế hoạch, biện pháp tổ chức thi công của gói thầu đảm bảo khoa học, khả thi.

Bên cạnh đó, việc tổ chức thi công phải thực hiện ngay đối với phạm vi đã được bàn giao mặt bằng, đặc biệt là các hạng mục có khối lượng lớn, quyết định tiến độ dự án như: công trình cầu, tường chắn, xử lý ổn định mái ta luy nền đường.

Thứ trưởng Lê Đình Thọ yêu cầu đối với gói thầu XL-04, chủ đầu tư chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công hạng mục đắp đất nền đường K 95, K 98 (đoạn Km 69 - Km 80), 4 cống hộp lớn đổ tại chỗ. Khẩn trương tập kết vật liệu móng đường, bổ sung thiết bị thi công (máy lu, máy rải…) theo đúng hồ sơ dự thầu để thi công dứt điểm các đoạn tuyến đã thi công xong nền đường; phải huy động trạm trộn bê tông nhựa và tập kết vật liệu thực hiện các thí nghiệm, thủ tục cần thiết để tổ chức triển khai thi công hạng mục bê tông nhựa...

"Tại gói thầu XL05, XL06, XL08, nhà thầu cần khẩn trương tập kết vật liệu móng, mặt đường, bổ sung các mũi và dây chuyền thi công để triển khai đồng loạt trên hiện trường, thực hiện các thí nghiệm, thủ tục để tổ chức triển khai thi công các lớp móng, mặt đường ngay sau khi thi công xong nền đường; hoàn thiện dứt điểm theo từng đoạn tuyến, từng hạng mục (nền, móng, mặt đường…).

Đặc biệt, hoàn thành công tác thảm bê tông nhựa C19 theo kế hoạch đã đề ra tạo điều kiện cho người dân và các phương tiện tham gia giao thông trong dịp lễ Tết Nguyên đán năm 2024 đi lại thuận lợi, an toàn...", Thứ trưởng Bộ GTVT nhấn mạnh.

TT(Theo Đại đoàn kết)

Các tin khác
Thống đốc ngân hàng trung ương hai nước trải nghiệm thành công quét QR thanh toán xuyên biên giới giữa Việt Nam và Campuchia.

Trong khuôn khổ chương trình Hội nghị song phương giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Quốc gia Campuchia, mới đây, hai bên đã phối hợp tổ chức Lễ công bố kết nối thanh toán bán lẻ song phương sử dụng QR code giữa Việt Nam và Campuchia.

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra niêm yết giá phòng khách sạn tại thị xã Nghĩa Lộ.

Những năm qua, tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu. Đồng thời tăng cường kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm. Nhờ đó, nhận thức, ý thức của người dân và chính quyền các cấp được nâng lên; các vi phạm pháp luật về giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu được phát hiện, xử lý kịp thời, góp phần bình ổn thị trường, kiềm chế lạm phát, bảo đảm lợi ích cho người dân, doanh nghiệp.

Năm 2021, Yên Bình thực hiện kiên cố hóa trên 141 km/ 549 km mặt đường bê tông xi măng (chiếm 25,7% khối lượng thực hiện toàn tỉnh) là địa phương đi đầu trong công tác xây dựng phát triển GTNT trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Sau 3 năm thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn (GTNT), kết hợp lồng ghép các nguồn vốn khác dành cho xây dựng và phát triển hệ thống đường GTNT, đến nay, toàn tỉnh Yên Bái đã kiên cố hóa 1.760 km/2.000 km mặt đường bê tông xi măng (đạt 88% chỉ tiêu Chương trình hành động số 10-Ctr/TU ngày 30/10/2020 của Tỉnh ủy).

Lãnh đạo UBND huyện Trạm Tấu kiểm tra sản xuất vụ đông tại xã Hát Lừu.

Hết tháng 11 năm 2023, huyện Trạm Tấu đã giải ngân đạt trên 137 tỷ đồng, bằng 66,6% kế hoạch vốn giao thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giai đoạn 2021 - 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục