Đề xuất tăng lương hưu 15%, Bộ Tài chính nói gì?

  • Cập nhật: Thứ sáu, 15/3/2024 | 7:45:34 AM

Bộ Tài chính cho biết hiện điều kiện cân đối ngân sách trung ương khó khăn, nguồn bố trí điều chỉnh lương hưu và một số chính sách trợ cấp, an sinh xã hội rất hạn chế.

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội 15%; tăng chi trợ cấp ưu đãi người có công cách mạnh 29,2%
Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội 15%; tăng chi trợ cấp ưu đãi người có công cách mạnh 29,2%

Bộ Tài chính vừa có công văn gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về đánh giá tác động của chính sách tiền lương mới từ ngày 1/7 tới đến việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội.

Bộ Tài chính cho biết, ước tính sơ bộ, nhu cầu kinh phí ngân sách nhà nước năm 2024 tăng thêm so với dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2024 đã được cấp có thẩm quyền giao để thực hiện phương án đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội 15%; tăng chi trợ cấp ưu đãi người có công cách mạnh 29,2% (từ 2.055.000 đồng lên 2.655.000 đồng); tăng trợ cấp xã hội 38,9% (từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng).

Với mức tăng trên thì tổng kinh phí chi trả là 17.276 tỷ đồng vượt khả năng cân đối của dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 đã được Quốc hội quyết định tối đa là 7.430 tỷ đồng.

Do đó, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát, tính toán lại các phương án điều chỉnh cụ thể bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc và cơ sở pháp lý đã quy định đối với Đối với nhu cầu thực hiện phương án điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 01/7/2024 của đối tượng nghỉ hưu trước ngày 01/01/1995 do Ngân sách Nhà nước đảm bảo.

Theo Bộ Tài chính, hiện nay có nhiều chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn, vệ sinh lao động, Luật Bảo hiểm y tế; một số chế độ về an sinh xã hội (học bổng chính sách, hỗ trợ chi phí học tập cho một số đối tượng học sinh, sinh viên quy định tại Luật Giáo dục…).

Khi thực hiện cải cách tiền lương khu vực công từ ngày 1/7/2024 sẽ tác động trực tiếp đến chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ đối với học sinh, sinh viên, do không còn quy định về mức lương cơ sở.Tuy nhiên tại thời điểm ngày 1/7/2024, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Giáo dục vẫn còn hiệu lực, chưa có văn bản thay thế.

Do đó để đảm bảo tính pháp lý, thống nhất trong thực hiện, Bộ Tài chính đã đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo… rà soát, nghiên cứu để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5/2024.

Bộ Tài chính cũng cho biết, trong điều kiện cân đối ngân sách trung ương khó khăn, nguồn bố trí điều chỉnh lương hưu và một số chính sách trợ cấp, an sinh xã hội rất hạn chế, trong khi một số địa phương vẫn tiếp tục dư nguồn cải cách tiền lương lớn.

Vì vậy, để chủ động nguồn điều chỉnh các chính sách, và giảm áp lực bố trí ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương, Bộ Tài chính đề xuất Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội báo cáo cấp có thẩm quyền, cho phép sử dụng nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách trung ương, và nguồn cải cách tiền lương của các địa phương còn dư, sau khi đảm bảo đủ nhu cầu cải cách tiền lương được sử dụng để thực hiện việc điều chỉnh lương hưu và các loại trợ cấp nêu trên.
(Theo VTV)

Các tin khác
Cán bộ Chi cục Thuế thành phố Yên Bái trao đổi về công tác thu nợ thuế.

Thu nợ và cưỡng chế nợ thuế có vai trò quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước (NSNN). Vì vậy, ngay từ đầu năm, Cục Thuế tỉnh Yên Bái đã tập trung chỉ đạo các đơn vị chức năng chủ động rà soát, phân loại nợ; từ đó, đề ra các giải pháp đẩy mạnh thu hồi nợ thuế.

Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tại Hội nghị trực tuyến Thường trực Tỉnh ủy Yên Bái làm việc với các ngành chức năng và các địa phương về kết quả thực hiện Kịch bản thu ngân sách 3 tháng đầu năm 2024 và danh mục, phương án triển khai các dự án phát triển quỹ đất thu ngân sách năm 2024 diễn ra chiều nay - 14/3.

Thực hiện các chương trình MTQG trong năm 2023, Trấn Yên đã giảm 0,77% hộ nghèo; trong đó tỷ lệ giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt 2,32%...

Đến hết 31/1/2024, huyện Trân Yên đã giải ngân các nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đạt 61,214 tỷ đồng, bằng 83,4% kế hoạch vốn giao; trong đó, vốn đối ứng từ ngân sách huyện đạt 100% kế hoạch.

Ngày 14/3, Ban quản lý Chương trình FFF II - Hội Nông dân tỉnh Yên Bái đã tổ chức bàn giao Quỹ tín dụng xanh cho các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) tham gia Chương trình FFF trên địa bàn huyện Yên Bình và Trấn Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục