Yên Bái chủ động phòng trừ sâu bệnh hại lúa xuân

  • Cập nhật: Thứ ba, 16/4/2024 | 7:39:38 AM

YênBái - Hiện nay, trên lúa đã xuất hiện các loại sâu bệnh hại như: bệnh đạo ôn, khô vằn, bọ xít đen, rầy nâu, rầy lưng trắng... Toàn tỉnh đã có 816,5 ha lúa nhiễm sinh vật gây hại, tăng 114,5 ha so với cùng kỳ tuần trước; diện tích nhiễm sinh vật gây hại mức nhẹ, trung bình, không có diện tích nhiễm nặng.

Cán bộ kỹ thuật Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh kiểm tra sâu bệnh trên lúa xuân.
Cán bộ kỹ thuật Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh kiểm tra sâu bệnh trên lúa xuân.

Gần tháng nay, gia đình bà Nguyễn Thị Liên, thôn Đức Quân, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên thường xuyên thăm đồng phòng trừ sâu bệnh cho lúa. Bà Liên cho biết: "Từ  đầu tháng 3, qua thăm đồng đã phát hiện lúa có dấu hiệu nhiễm đạo ôn lá. Nhờ phát hiện sớm, gia đình tôi đã phun phòng trừ 2 lần bằng thuốc đặc trị Fujione 40EC và đến nay không lây lan ra diện rộng. Tuy nhiên, thời tiết như hiện nay là điều kiện rất thuận lợi cho đạo ôn gây hại”. 

Vụ xuân năm nay, toàn tỉnh đưa vào gieo cấy được 19.351 ha xuân.Các trà lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ, đứng cái, làm đòng. 

Tuy nhiên, thời gian qua, thời tiết diễn biến rất phức tạp, nắng mưa xen kẽ, độ ẩm không khí cao... là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng dịch hại trên các trà lúa. Theo điều tra mới nhất của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, toàn tỉnh đã có 816,5 ha lúa nhiễm sinh vật gây hại, tăng 114,5 ha so với cùng kỳ tuần trước, diện tích nhiễm sinh vật gây hại mức nhẹ, trung bình, không có diện tích nhiễm nặng. 

Các đối tượng sinh vật gây hại chính là : bọ xít đen 148 ha, bệnh khô vằn 144 ha, bệnh đốm sọc vi khuẩn 83,5 ha, rầy nâu, rầy lưng trắng 138 ha, bọ trĩ 49 ha, sâu đục thân 22 ha, chuột 54 ha phân bố toàn tỉnh. Đáng ngại hơn là 178 ha lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn lá; trong đó, diện tích nhiễm nhẹ 165 ha, trung bình 20 ha, tỷ lệ phổ biến  1 - 5%, cao 5 - 22%. Bệnh gây hại trên lúa tại các địa phương gồm: thành phố Yên Bái, huyện Văn Chấn, Lục Yên, Văn Yên, Trấn Yên và thị xã Nghĩa Lộ. 

Trước thực tế nay, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh cũng đã có công văn về việc tăng cường phòng trừ dịch bệnh trên cây lúa đặc biệt là bệnh đạo ôn. Theo đó, Chi cục đề nghị Trung tâm Dịch vụ Hỗ trợ phát triển nông nghiệp các huyện thị xã, thành phố và các cơ quan chuyên môn liên quan cần thực hiện tốt công tác dự tính, dự báo và tình hình dịch hại trên cây trồng để có các biện pháp tham mưu, chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với cơ sở trên địa bàn tổ chức phòng chống các đối tượng dịch hại kịp thời, hiệu quả bảo vệ sản xuất, bảo đảm năng suất, sản lượng cây trồng theo kế hoạch. 

Tuyên truyền, hướng dẫn nông dân thực hiện tốt biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn gây hại lúa. Khi điều tra, phát hiện thấy bệnh đạo ôn xuất hiện gây hại không bón phân đạm, không phun các chất kích thích sinh trưởng, phân bón lá; thực hiện phun thuốc phòng chống bệnh đạo ôn bằng các loại thuốc hóa học có chứa các hoạt chất như: Isoprothiolane (Fuji-One 40 EC, 40 WP; Fu-army 30 WP;...), Tricyclazole (Trizole 75 WP; Bemsuper 500 SC, 750 WG, 750 WP; Bamy 75 WP...), Azoxystrobin + Difenoconazole (Amistar Top® 325SC; Help 400 SC, 400 OD...). Đối với những ruộng bị bệnh đạo ôn lá gây hại nặng cần phải thực hiện phun phòng chống bệnh đạo ôn cổ bông trước khi lúa trỗ, phun kép 2 lần (phun lần 2 cách lần 1 từ 5 - 7 ngày) để bệnh không gây hại ở giai đoạn lúa trỗ (trên cổ bông). 

Ngoài đối tượng bệnh đạo ôn,  bà con cần theo dõi diễn biến các đối tượng dịch hại chính như: rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân, chuột, bệnh vàng lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh đạo ôn lá, bệnh khô vằn gây hại nhẹ - trung bình để tiến hành phòng trừ kịp thời, hiệu quả. Trong quá trình tổ chức phòng chống dịch bệnh trên lúa xuân, đề nghị các địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật, chủ động phối hợp với các đơn vị cung ứng thuốc để tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật phòng trừ đến các cơ sở sản xuất và bà con nông dân.

Theo ông Phạm Đình Vinh - Phó Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: Hiện nay là giai đoạn sinh trưởng đặc biệt quan trọng của lúa xuân, quyết định cơ bản đến năng suất cuối vụ. Trong khi đó, điều kiện thời tiết còn diễn biến phức tạp, nắng, mưa xen kẽ sẽ là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh gây hại mạnh và có khả năng lây lan trên diện rộng. Vì vậy, người dân cần thường xuyên bám đồng ruộng theo dõi tình hình dịch hại trên lúa, đặc biệt là đối với bệnh đạo ôn lá trên cây lúa sau cấy (giai đoạn hồi xanh đẻ nhánh từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 4), đạo ôn cổ bông (giai đoạn cây lúa trỗ từ cuối tháng 4 - đến giữa tháng 5 trở đi trên các trà lúa).

Văn Thông

Tags phòng trừ sâu bệnh lúa xuân chủ động đạo ôn khô vằn bọ xít đen rầy nâu rầy lưng trắng thành phố Yên Bái Văn Chấn Lục Yên Văn Yên Trấn Yên và thị xã Nghĩa Lộ

Các tin khác
Yên Bái đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Ảnh minh hoạ

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.

Mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả của hội viên nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Với địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, khô hanh kéo dài, huyện Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Vườn thanh long được cấp mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa của gia đình ông Trần Bá Đức, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ.

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.

Ảnh minh họa

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục