Hai thành viên trúng thầu 3.400 lượng vàng miếng SJC

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/4/2024 | 1:30:51 PM

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết quả đấu thầu vàng miếng ngày 23/4 với 2 thành viên trúng thầu 34 lô, tương đương 3.400 lượng vàng SJC...

Số lượng vàng trúng thầu khoảng 20% khối lượng Ngân hàng Nhà nước mang ra đấu giá.
Số lượng vàng trúng thầu khoảng 20% khối lượng Ngân hàng Nhà nước mang ra đấu giá.

Giá trúng thầu cao nhất 81.330.000 đồng/lượng. Giá trúng thầu thấp nhất: 81.320.000 đồng/lượng.

Như vậy, giá trúng thầu cao hơn  giá  khởi  điểm Ngân  hàng Nhà nước đưa ra là 620.000 đến 630.000 đồng/lượng.

Các đơn  vị  trúng  thầu  sẽ  phải thanh toán tiền cho Ngân hàng Nhà nước trước 16h hôm nay (23/4).

Địa điểm giao nhận vàng: Chi cục Phát hành và Kho quỹ, Ngân  hàng Nhà  nước Việt Nam, số 8 Võ Văn Kiệt, TP. Hồ Chí Minh.

Được  biết,  phiên đấu thầu vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sáng  23/4 có 11 đơn vị tham gia đấu đầu. Trong đó, gồm có 7 ngân hàng là: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng(VPBank); Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố HCM (HDBank); Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank); Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank); Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSBbank); Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB); Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).

Còn lại là 4 doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý gồm: Công Ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC; Công ty cổ phần Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji; Công ty cổ phần Tập đoàn vàng bạc đá quý Phú Nhuận; Công ty Cổ phần đầu tư Vàng Phú Quý.

Tổng khối lượng vàng miếng đưa ra đấu thầu là 16.800 lượng. Khối lượng đấu thầu tối thiểu một thành viên được phép đặt thầu: 14 lô (tương đương 1.400 lượng). Khối lượng đấu thầu tối đa một thành viên được phép đặt thầu: 20 lô (tương đương 2.000 lượng).

Sau đà hồi phục mạnh chiều qua, thị trường vàng miếng sáng nay giảm tới gần 1,5 triệu đồng mỗi lượng. Với mức giá cao nhất hiện ở ngưỡng 82,3 triệu đồng, vàng miếng đang ở vùng thấp nhất kể từ ngày 8/4/2024.

SJC Hồ Chí Minh niêm yết giao dịch mua – bán ở mức 79,80 – 82,30 triệu đồng/lượng, giảm 1,2 triệu đồng chiều mua và bán so với giá chốt phiên 22/4.

DOJI Hà Nội, niêm yết giao dịch mua – bán ở mức 79,60 – 82,10 triệu đồng/lượng, giá mua giảm 1,4 triệu đồng, giá bán giảm 1,35 triệu đồng so với chốt phiên hôm  quaa.

DOJI Hồ Chí Minh cũng giảm 1,4 triệu đồng chiều mua và 1,35 triệu đồng chiều bán so với chốt phiên đầu tuần 22/4, đưa giao dịch mua – bán lùi về 79,60 – 82,10 triệu đồng/lượng.

Bảo Tín Minh Châu, niêm yết giao dịch mua – bán ở mức 80,15 – 82,25 triệu đồng/lượng, mua vào – bán ra giảm lần lượt 1 triệu và 1,15 triệu đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua.

Phú Quý điều chỉnh giá mua giảm 1 triệu đồng, giá bán giảm 900.000 đồng/lượng so với đóng cửa hôm qua, giao dịch mua – bán tụt về 80,00 – 82,30 triệu đồng/lượng.

Trên  thị trường thế giới, chốt  ngày 22/4, giá vàng giao ngay mất 2,6% xuống 2.328,6 USD/ounce và là phiên giảm mạnh nhất trong hơn 1 năm qua. Diễn biến tiêu cực của giá vàng thế giới đã tác động mạnh lên xu hướng điều chỉnh của thị trường vàng miếng trong nước.

(Theo Vneconomy)

Các tin khác
Công ty Điện lực Hòa Bình cải tạo nâng công suất trạm biến áp 110 kV Mai Châu.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Kế hoạch tổ chức số 2594/BCT-KHTC về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.

NHNN thực hiện đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung ra thị trường, giúp bình ổn giá vàng và kéo giảm khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới. (Ảnh minh họa: KT)

Sau khi hủy phiên đấu thầu hôm qua (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay (23/4) tiến hành đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước.

Người dân tham gia hưởng ứng trồng rừng gỗ lớn do Hội Nông dân tỉnh phát động trên diện tích 1,5 ha của gia đình ông Lê Mai Hiền, xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình.

Trồng rừng gỗ lớn không chỉ thực hiện ước mong lớn về kinh tế mà còn là hướng đi có ý nghĩa lâu dài, bền vững với môi trường và hệ sinh thái. Tuy nhiên, việc trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất định đòi hỏi phải có thêm những chính sách, hoạt động hỗ trợ, tạo động lực để nhiều hộ dân tham gia…

Mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm của gia đình anh Nông Văn Nhì (bên trái), thôn Cây Tre, xã Xuân Lai, huyện Yên Bình hàng năm cho thu nhập 300 triệu đồng.

Thời gian qua, Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển, trở thành phong trào thi đua trọng tâm trong đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại tổng hợp, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, hình thành liên kết theo chuỗi giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục