Người Mông Nà Hẩu tăng thu nhập từ nuôi ốc rạ

  • Cập nhật: Thứ hai, 24/6/2024 | 9:40:55 AM

YênBái - Nà Hẩu là xã đặc biệt khó khăn của huyện Văn Yên với 97% đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Trong những năm qua, với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước Nà Hẩu đã có nhiều chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội. Đồng bào Mông Nà Hẩu đã biết tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu, nguồn nước để nuôi ốc rạ - loại ốc đặc sản của địa phương giúp nhiều hộ dân tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Ốc rạ Nà Hẩu được bà con người Mông bày bán tại các hội chợ quê, lễ hội ẩm thực của địa phương.
Ốc rạ Nà Hẩu được bà con người Mông bày bán tại các hội chợ quê, lễ hội ẩm thực của địa phương.

Trước đây cuộc sống của gia đình bà Lý Thị Tùng ở thôn Bản Tát, xã Nà Hẩu chỉ dựa vào canh tác mấy sào ruộng nước và thu hái rau quả từ rừng, đời sống khó khăn và nghèo túng. Trong quá trình canh tác ruộng nước, gia đình bà thấy con ốc rạ phát triển rất nhanh, béo, thịt ngon nên đã bắt mang ra ngoài xã bán và được nhiều người ưa thích. Thế là mỗi vụ canh tác lúa bà Tùng lại kết hợp nuôi ốc. Ngoài có lương thực phục vụ cuộc sống gia đình bà cũng có thêm nguồn thu ổn định từ nuôi ốc rạ. 

Qua một vài năm, ốc rạ trở thành món ăn đặc trưng ở nơi đây. Mỗi khi du khách đến tham quan các hang động, thác nước ở Nà Hẩu, ai cũng muốn mua về làm quà cho người thân, thế là bà Tùng đã chuyển dần ruộng canh tác lúa sang nuôi ốc rạ. Hiện, gia đình bà chỉ để 2 sào trồng lúa ăn, còn lại gần 8 sào ruộng và ao cạn để nuôi ốc quanh năm, duy trì mùa nào cũng có ốc bán. Trung bình mỗi năm trừ tất cả chi phí, bà Tùng cũng thu về khoảng 50 triệu đồng từ tiền bán ốc rạ.

Bà Tùng chia sẻ: "Để nuôi ốc rạ hiệu quả, gia đình tôi ưu tiên giữ môi trường sống tự nhiên, sinh trưởng tốt, đầy đủ dinh dưỡng để ốc phát triển nhanh, rào lưới xung quanh, hạn chế việc ốc di chuyển sang ruộng khác, đều đặn bón lót phân chuồng làm thức ăn cho ốc. Đồng thời chọn lọc, để nâng cao giá trị và tạo nguồn giống tiếp tục cho mùa vụ sau".

Cùng nhận thấy lợi ích từ con ốc rạ mang lại,  ngoài hơn 2 sào ruộng canh tác lúa, gia đình chị Thào Thị Dí ở thôn Trung Tâm, xã Nà Hẩu đã thuê thêm 5 sào ruộng nước của các hộ dân khác, vay thêm Ngân hàng Chính sách xã hội huyện 50 triệu đồng để xây bờ ruộng, rào xung quanh khu vực nuôi ốc và mua ốc giống. 

Bắt đầu nuôi ốc rạ khoảng 3 năm trở lại đây, chị Dí thấy rằng nuôi ốc rạ rất nhàn, nguồn nước, khí hậu địa phương cũng rất tốt cho con ốc phát triển. Trung bình trong năm 2023 trừ các khoản đầu tư chi phí, chị Dí đã thu được 30 triệu đồng từ bán ốc. Chị Dí chia sẻ: "Nhờ nuôi ốc rạ giúp gia đình tôi có nguồn thu nhập ổn định hơn, đồng thời tạo ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế để mọi người cùng làm ở địa phương”.

Trong vài năm trở lại đây, thấy giá trị kinh tế mà con ốc rạ đem lại, hầu hết các hộ đồng bào Mông của xã Nà Hẩu đã kết hợp vừa canh tác lúa vừa nuôi ốc tại các chân ruộng sản xuất nhưng chưa hiệu quả. Thế rồi nhiều hộ dân đã thay đổi phương thức sản xuất, họ chỉ để một diện tích ruộng nhất định để trồng lúa lấy lương thực, diện tích còn lại họ chuyển hẳn sang nuôi ốc quanh năm. Với giá bán từ 50 - 60 ngàn đồng/kg ốc như hiện nay, người dân đã có được nguồn thu ổn định. Tuy chưa phải giàu lên từ nuôi ốc rạ, nhưng đã giúp cho đồng bào dân tộc Mông nơi đây thay đổi cách nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Trong tổng số 60 ha ruộng nước của bà con trên địa bàn xã đều đã thực hiện xen canh nuôi ốc trong mỗi vụ trồng lúa, đặc biệt toàn xã có khoảng 80 hộ đã được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để mua lưới, xây bờ, đào ao, cải tạo ruộng và mua ốc giống. Loại ốc chỉ phát triển nhờ vào nguồn nước và rêu xanh được hình từ các chân ruộng đã trở thành sản phẩm đặc trưng ở xã Nà Hẩu.

Ông Sùng A Sà - Phó chủ tịch UBND xã Nà Hẩu cho biết: "Tên gọi ốc rạ là do người dân địa phương đặt cho loài ốc tự nhiên sinh sống trên đồng ruộng Nà Hẩu. Trước đây, loại ốc này khá phổ biến, song hiện tại trên địa bàn huyện chỉ còn xã Nà Hẩu có loài ốc này. Đây là loài ốc chỉ ăn rêu, bùn, tuyệt đối không ăn lúa, phá hoại mùa màng. Trung bình mỗi năm, người dân địa phương xuất bán trên 5 tấn ốc rạ. Ốc rạ có chất lượng, giá trị cao với thịt ngon, giàu dinh dưỡng đang là đặc sản của Nà Hẩu".

Ốc rạ Nà Hẩu không chỉ được bán tại thị trường trong huyện mà còn là sản phẩm được người dân bán tại các hội chợ quê, lễ hội ẩm thực, được chế biến thành các món ăn dân dã đặc sắc mang hương vị núi rừng mà nhiều du khách ưa chuộng. Chắc chắn trong tương lai không xa, con ốc rạ không chỉ giúp đồng bào Mông Nà Hẩu có thu nhập ổn định mà còn tiến đến làm giàu, đưa đặc sản ốc rạ vươn ra thị trường, trở thành món ẩm thực riêng có trong tiến trình phát triển du lịch của xã Nà Hẩu nói riêng và huyện Văn Yên nói chung.

Bùi Minh

Tags Nà Hẩu ốc rạ đặc sản Văn Yên ẩm thực người Mông

Các tin khác
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Trong triển khai các dự án giao thông trọng điểm, Thủ tướng cho biết công tác giải phóng mặt bằng còn lại của một số dự án còn chậm, nhất là tại các địa phương: Đồng Nai, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Tuyên Quang, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Hưng Yên, Kiên Giang.

Ảnh minh họa.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 61/CĐ-TTg ngày 22/6/2024 về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước báo cáo với Tổ công tác về tiến độ thi công dự án.

Sáng 22/6, đồng chí Trần Quốc Phương - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổ trưởng tổ công tác liên ngành số 1 cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ triển khai Dự án đường kết nối Mường La (Sơn La), Than Uyên, Tân Uyên (Lai Châu), Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên (Yên Bái) với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15).

Ảnh minh họa

Bộ Tài chính Mỹ vừa có đánh giá tích cực về chính sách tiền tệ của Việt Nam và tiếp tục xác định Việt Nam “không thao túng tiền tệ”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục