Doanh nghiệp thực phẩm ''ngóng'' Nghị định 09 sửa đổi

  • Cập nhật: Thứ hai, 15/7/2024 | 10:28:37 AM

Doanh nghiệp (DN) thực phẩm và các hiệp hội tiếp tục kiến nghị bỏ quy định bổ sung i-ốt cho muối dùng trong chế biến thực phẩm và bỏ tăng cường sắt và kẽm vào bột mì dùng trong chế biến thực phẩm.

Các DN chế biến thực phẩm đã gặp bất lợi trong nhiều năm liền trước những quy định bất cập trong Nghị định 09/2016/NĐ-CP (về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm).(Ảnh vnbusiness)
Các DN chế biến thực phẩm đã gặp bất lợi trong nhiều năm liền trước những quy định bất cập trong Nghị định 09/2016/NĐ-CP (về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm).(Ảnh vnbusiness)

Ngày 29-1-2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 09/2016/NĐ-CP (Nghị định 09) quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Trong đó, quy định tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều 6 Nghị định 09 quy định: "Muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường I-ốt” và "Bột mỳ dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm”.

Quy định này khiến các DN ngành hàng thực phẩm gặp nhiều khó khăn suốt hơn 7 năm qua đối với cả chế biến thực phẩm cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Sau nhiều báo cáo phản ánh kiến nghị hợp lý của DN các ngành thực phẩm ngay từ đầu năm 2017 tập trung xung quanh quy định "chế biến thực phẩm”, ngày 15-5-2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP (Nghị quyết 19), nêu rõ: "Bộ Y tế nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định 09/2016 theo hướng: bãi bỏ quy định "muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt” tại điểm a khoản 1 Điều 6; bãi bỏ quy định "Bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm” tại điểm b khoản 1 Điều 6. Thay vào đó, chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng”.

Từ tháng 3-2023 đến tháng 1-2024, Văn phòng Chính phủ đã ban hành 2 văn bản (1526/VPCP-KGVX và 265/VPCP-KGVX) truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà "giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định 09 theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết 19 và Công văn 10520/VPCP-KGVX” và trình Chính phủ trong quý III-2024.

Tới nay, dự thảo nghị định sửa đổi do Bộ Y tế chủ trì vừa xây dựng xong và đang gửi lấy ý kiến góp ý từ các bộ ngành, các tổ chức quốc tế và một vài hiệp hội ngành thực phẩm. Tuy nhiên, theo các hiệp hội, dự thảo này vẫn chưa đề cập việc sửa đổi Điều 6 khoản 1, Nghị định 09 quy định về sử dụng muối i-ốt và bột mỳ trong chế biến thực phẩm, như Nghị quyết 19 đã nêu.

Mới đây, ngày 2-7, 5 hiệp hội doanh nghiệp, gồm: Hiệp hội Thực phẩm minh bạch, Hội Lương thực thực phẩm TPHCM, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, Hội Doanh nghiệp HVNCLC, Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc, đã gửi văn bản tới Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Ban soạn thảo xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định 09 về vấn đề trên. Cụ thể là việc sửa đổi và tiến độ sửa đổi một số nội dung thuộc Nghị định 09 theo quyết nghị tại Nghị quyết 19 của Chính phủ và một số văn bản chỉ đạo điều hành có liên quan.

Đến ngày 15-7, 6 hiệp hội gồm: Hội Lương thực thực phẩm TPHCM, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Điều Việt Nam, Hội Sản xuất nước mắm TP Phú Quốc, Hiệp hội Thực phẩm minh bạch, Hội Doanh nghiệp HVNCLC đồng tổ chức hội thảo "Góp ý về chính sách tăng cường vi chất dinh dưỡng vào nguyên liệu sử dụng trong chế biến thực phẩm” tại TPHCM.

Tại hội thảo các DN và hiệp hội ngành thực phẩm phản ánh những khó khăn, bất cập mà các DN gặp phải trong việc tuân thủ Nghị định 09. Từ đó, đóng góp ý kiến về dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 09, đưa ra các khuyến nghị chính sách hợp lý và thực tiễn tới Bộ Y tế, nhằm điều chỉnh dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 09 theo hướng hợp lý, phù hợp thực tiễn và thông lệ quốc tế.

Cộng đồng DN thực phẩm và các hiệp hội tiếp tục kiến nghị bỏ quy định bổ sung i-ốt cho muối dùng trong chế biến thực phẩm và bỏ tăng cường sắt và kẽm vào bột mì dùng trong chế biến thực phẩm. Việc này phải được thể hiện ngay trong bản Dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 09, để tháo gỡ bất cập và hỗ trợ tốt hơn cho DN thực phẩm sản xuất trong nước và xuất khẩu.

(Theo ĐTTCO) 

Các tin khác
Công an xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái hỗ trợ hộ dân bị sập nhà khắc phục hậu quả.

UBND tỉnh Yên Bái vừa có Công điện số 06/CĐ-UBND gửi các ngành thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc tăng cường ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất.

Học sinh, sinh viên được tư vấn hướng nghiệp ngay tại trường học.

Tại Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khóa XIX, lần đầu tiên tỉnh Yên Bái thông qua nghị quyết về chính sách hỗ trợ đưa lao động (LĐ) đi làm việc ở nước ngoài. Chính sách nhằm tạo bước đột phá trong lĩnh vực lao động, việc làm, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái.

Việc các luật thực thi sớm được kỳ vọng tác động đến những lĩnh vực liên quan đến đất đai, quyền sở hữu, sử dụng đất và các quyền sở hữu tài sản liên quan đến đất sẽ được làm rõ, được công khai, minh bạch hơn. Từ đó, tạo thuận lợi cho các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, đầu tư về đất đai, nhà ở, bất động sản…

Công nhân sản xuất hàng may mặc tại Công ty Cổ phần Dệt May 29/3, thành phố Đà Nẵng.

Bên cạnh những cơ hội lớn từ xu thế chuyển đổi xanh và phát triển bền vững của thế giới, ngành Dệt May Việt Nam hiện vẫn còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục