Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.100 đồng/kWh

  • Cập nhật: Thứ sáu, 11/10/2024 | 7:34:37 PM

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có quyết định về việc điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân thêm 4,8% từ hôm nay.

Giá điện tiếp tục được điều chỉnh tăng. Ảnh: Hoàng Giám
Giá điện tiếp tục được điều chỉnh tăng. Ảnh: Hoàng Giám

Với quyết định này, giá điện tăng từ mức 2.006,79 đồng/kWh lên mức 2.103,11 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT).

Với việc điều chỉnh tăng giá như trên, giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm hơn 96,32 đồng/kWh. Mức tăng giá này, theo EVN, là để hạn chế thấp nhất tác động đến nền kinh tế và đời sống người dân.

Bộ Công Thương cũng đã ban hành Quyết định số 2699/QĐ-BCT ngày 11/10/2024 quy định về giá bán điện, trong đó ban hành giá bán lẻ điện cho các nhóm khách hàng sử dụng điện và giá bán lẻ điện cho các đơn vị bán lẻ điện. 

Theo đó, giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 (0-50kWh) là 1.893 đồng/kWh.

Bậc 2 cho kWh từ 51-100 có giá là 1.956 đồng/kWh.

Bậc 3 cho kWh từ 101-200 có giá là 2.271 đồng/kWh

Bậc 4 cho kWh từ 201-300 có giá là 2.860 đồng/kWh

Bậc 5 cho kWh từ 301-400 có giá là 3.197 đồng/kWh

Bậc 6 cho kWh từ 401 trở lên có giá là 3.302 đồng/kWh

Về cơ bản, theo EVN, việc điều chỉnh giá điện lần này sẽ bảo đảm các hộ nghèo, các gia đình chính sách bị ảnh hưởng ở mức không đáng kể.

Theo số liệu thống kê, năm 2023 cả nước có 815.000 hộ nghèo chung và các hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện theo chủ trương của Chính phủ. Các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội tiếp tục được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong đó, hộ nghèo được hỗ trợ với mức hỗ trợ hàng tháng tương đương số lượng điện sử dụng 30kWh/hộ/tháng. Hộ chính sách xã hội có lượng điện sử dụng không quá 50 kWh/tháng được hỗ trợ với mức hỗ trợ hàng tháng tương đương số lượng điện sử dụng 30kWh/hộ/tháng. 

Trước đó, ngày 10/10, Bộ Công Thương công bố nội dung về kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Theo kết quả kiểm tra, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2023 là 528.604 tỷ đồng bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh điện của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện và phụ trợ - quản lý ngành, tăng 35.338 tỷ đồng (tương ứng tăng 7,16%) so với năm 2022.

Giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2023 là 2.088,9 đồng/kWh, tăng 2,79% so với năm 2022 (trong đó các khoản thu của EVN và các đơn vị thành viên từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và vật tư thu hồi, thu nhập từ hoạt động cho thuê cột điện đã được giảm trừ vào chi phí sản xuất kinh doanh của EVN và các đơn vị thành viên).

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của EVN lỗ 34.244 tỷ đồng. Thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện trong năm 2023 là 12.423 tỷ đồng.

Tổng cộng hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2023 và các hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của EVN (thu nhập từ hoạt động tài chính và từ tiền bán công suất phản kháng) lỗ hơn 21.821 tỷ đồng (không tính tới thu nhập từ sản xuất khác).

Năm 2023, giá điện đã được điều chỉnh tăng hai lần. Ngày 9/11/2023 giá bán lẻ điện bình quân tăng lên 2006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 4,5% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.

Trước đó, ngày 4/5/2023 EVN đã quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tăng 3%, lên 1.920,3732 đồng/kWh(chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).

(Theo vietnamnet)

Các tin khác
Lãnh đạo Liên minh HTX tỉnh Yên Bái tìm hiểu thực tế mô hình trồng sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu ở xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải.

Từ tiềm năng lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, tỉnh Yên Bái đã quan tâm phát triển các mô hình trồng và sản xuất dược liệu. Qua đó, phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; tạo ra vùng nguyên liệu bền vững cho ngành y học cổ truyền, góp phần bảo tồn nguồn gen những cây thuốc quý.

Cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH thị xã Nghĩa Lộ giải ngân các chương trình tín dụng chính sách cho hộ nghèo và đối tượng chính sách tại xã Nghĩa Lợi.

Đến ngày 30/9, tổng nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) thị xã Nghĩa Lộ huy động trên địa bàn đạt 543.815 triệu đồng, bằng 99,3% kế hoạch năm; giải ngân 2.324 lượt khách hàng với số tiền 122.959 triệu đồng.

Những cây bưởi bị ngập lũ được

Sau 1 tháng sau siêu bão Yagi qua đi và thủy điện Thác Bà xả lũ, huyện Yên Bình đang dần trở lại nhịp sống bình thường. Đứng lên từ hoang tàn, đổ nát bởi sức tàn phá khủng khiếp của thiên tai, cấp ủy, chính quyền đã và đang cấp bách thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm giúp người dân tái thiết cuộc sống.

TS Hà Huy Ngọc, Trưởng phòng Kinh tế vùng và địa phương, Viện Kinh tế Việt Nam.

Mặc dù ở Việt Nam đã bước đầu có những mô hình sinh thái, kinh tế tuần hoàn, nhưng còn rất khiêm tốn, nhỏ lẻ...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục