Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

  • Cập nhật: Thứ bảy, 16/11/2024 | 8:12:05 AM

Bộ Công Thương cam kết tuyệt đối bảo đảm cung ứng điện trong năm 2025, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ngày 14/11, tại cuộc họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định dù còn hơn 1 tháng nữa mới hết năm nhưng việc cung cấp điện năm 2024 đã cơ bản hoàn thành tốt, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế đất nước.

Năm 2025 sắp đến, với mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao, phấn đấu tăng từ 8 - 9%; từ giai đoạn 2026 trở đi, phấn đấu tăng trưởng cao hơn nữa, nhu cầu sử dụng điện của các doanh nghiệp, người dân và cả nền kinh tế sẽ rất lớn. Vì vậy, Bộ trưởng yêu cầu cần phải có sự chuẩn bị sẵn sàng trong việc cung cấp năng lượngphục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.

Theo Bộ trưởng, năm 2025, kinh tế đất nước được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, nguồn vốn đầu tư FDI về Việt Nam khá lớn, nhiều công trình, dự án trọng điểm quốc gia đã và đang được triển khai, Luật Điện lực (sửa đổi) dự kiến được thông qua trong kỳ họp này và sẽ có hiệu lực vào đầu năm 2025… nên việc cung cấp điện cần bảo đảm tăng trưởng từ 11% trở lên. Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thống nhất 3 kịch bản cung ứng điện cho năm 2025.

Kịch bản 1 (Kịch bản cơ sở): Tăng trưởng điện năng phải đạt từ 11-12%, các tháng mùa khô phải đạt từ 13% trở lên.

Kịch bản 2 (Kịch bản cao): Từ 12-13% trở lên, các tháng mùa khô phải đạt 14% trở lên.

Kịch bản 3 (Kịch bản cực đoan): Phải đạt từ 14-15% trở lên, các tháng mùa khô phải đạt 16% trở lên.

Dựa trên các kịch bản này, Bộ trưởng yêu cầu Vụ Dầu khí và Than cùng các đơn vị liên quan phải lập kế hoạch cung cấp nhiên liệu đầu vào như than và khí để đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện năm 2025. 

Thời hạn công bố kế hoạch này là ngày 15/11/2024 và các đơn vị phải hoàn thành ký kết các hợp đồng mua bán trước ngày 15/12/2024. Trước ngày 15/12/2024, các cơ quan quản lý sẽ kiểm tra và báo cáo kết quả về Bộ Công Thương, nhằm giám sát, chỉ đạo điều hành, đồng thời xử lý trách nhiệm nếu có.

Để chuẩn bị cung ứng đủ điện cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân năm 2025, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các đơn vị quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả mục tiêu chung là "Tuyệt đối bảo đảm cung ứng điện của năm 2025, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung-cầu điện trong mọi tình huống, tuân thủ các quy định của pháp luật, tối ưu chi phí mua điện của toàn hệ thống và bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người sử dụng".

Dựa vào Kế hoạch cung ứng điện năm 2025, các đơn vị khẩn trương xây dựng kế hoạch, biểu đồ cung ứng than, khí và vận hành liên hồ chứa bảo đảm việc sản xuất điện, đáp ứng đầy đủ, liên tục nhu cầu điện năng theo 3 kịch bản đã được nêu ở trên.

(Theo VTV)

Các tin khác
Giá vàng nhẫn 99,99 tăng trở lại.

Giá vàng nhẫn tăng trở lại theo thế giới, vàng miếng SJC ổn định trong khi giá USD ngân hàng tiếp tục lập mốc cao mới.

Hội viên phụ nữ xã Kiên Thành thu hoạch măng tre Bát độ.

Hàng năm, hội viên phụ nữ xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên tham gia trên 2.000 ngày công tu sửa, nâng cấp gần 10 km đường giao thông nông thôn (GTNT); nạo vét trên 6 km kênh mương nội đồng đảm bảo nguồn nước tưới tiêu 100% diện tích lúa nước cấy 2 vụ với diện tích gieo cấy 224,4 ha/năm, năng suất đạt 54 tạ/ha/vụ; 94% số hộ hội viên được công nhận gia đình văn hóa; 97% số hộ được công nhận gia đình hạnh phúc...

Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái.

Sáng ngày 15/11, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến với Tổ công tác số 4 và Tổ công tác số 7 về kiểm tra, đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chủ trì Hội nghị.

Ảnh minh họa.

Trước tình trạng gian lận hóa đơn điện tử ngày càng tinh vi, ngành Thuế đang nỗ lực nâng cao năng lực kiểm soát thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phân tích và cảnh báo rủi ro. Một trong những công cụ nổi bật nhất hiện nay là hệ số K - chỉ số đánh giá rủi ro tự động giúp cơ quan Thuế nhận diện nhanh chóng các dấu hiệu bất thường trong việc phát hành hóa đơn điện tử.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục