Ủy ban Chứng khoán hợp tác Singapore trong quản lý tiền số

  • Cập nhật: Thứ năm, 13/3/2025 | 2:28:30 PM

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ cùng ngân hàng trung ương Singapore trao đổi kinh nghiệm, khuôn khổ pháp lý để quản lý tiền số tại Việt Nam.

Biểu tượng của Bitcoin và một vài loại tiền số thông dụng khác.
Biểu tượng của Bitcoin và một vài loại tiền số thông dụng khác.

Ngày 12/3, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) và Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (MAS) đã thống nhất hợp tác về nâng cao năng lực bảo vệ tính toàn vẹn và sự ổn định của thị trường, đồng thời thúc đẩy kết nối thị trường vốn hai nước. Hai cơ quan đã thống nhất hợp tác về nâng cao năng lực trong việc xây dựng và phát triển khung pháp lý quản lý tài sản số tại Việt Nam.

MAS và SCC ký kết ý định thư hợp tác (LOI), tạo điều kiện cho việc chia sẻ thông tin về khuôn khổ pháp lý cho thị trường vốn và tài sản số. Hai cơ quan cũng trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố cũng như nâng cao năng lực và chia sẻ kinh nghiệm, khuôn khổ pháp lý trong quản lý và giám sát thị trường vốn và tài sản số.


Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Singapore Lawrence Wong chứng kiến việc trao đổi Ý định thư hợp tác giữa bà Vũ Thị Chân Phương (Chủ tịch SSC) và ông Lim Tuang Lee (Phó tổng giám đốc Khối thị trường vốn MAS). 

Ông Lim Tuang Lee, Phó tổng giám đốc Khối thị trường vốn của MAS, cho biết Singapore và Việt Nam có mối quan hệ đối tác lâu dài, đa chiều trên thị trường vốn, được củng cố thông qua các cam kết song phương và hợp tác tại các diễn đàn khu vực, quốc tế. Việc trao đổi LOI này phản ánh cam kết hỗ trợ lẫn nhau để bảo vệ tính toàn vẹn và ổn định của thị trường vốn, đồng thời thúc đẩy kết nối xuyên biên giới.

Theo bà Vũ Thị Chân Phương, Chủ tịch SSC, quan hệ Việt Nam - Singapore đã được nâng tầm là Đối tác chiến lược toàn diện, trong đó kinh tế, tài chính, đầu tư ngày càng có sự hợp tác, phát triển sâu rộng, chặt chẽ, hiệu quả.

"Chúng tôi tin tưởng và kỳ vọng, việc ký kết LOI lần này sẽ tạo điều kiện để thị trường vốn, thị trường tài sản số của hai nước trong tương lai tiếp tục phát triển ổn định, công bằng, minh bạch và bền vững hơn", người đứng đầu SSC chia sẻ.

Singapore đang nỗ lực xây dựng trung tâm tài sản kỹ thuật số để cạnh tranh với đối thủ Hong Kong (Trung Quốc). Cả hai đều đang tìm cách lôi kéo các công ty trong ngành bằng các chính sách chuyên dụng, các dự án token hóa và sandbox. Chính quyền địa phương nhìn thấy tài sản kỹ thuật số có tiềm năng thúc đẩy sức hấp dẫn cho Singapore trên con đường trở thành trung tâm kinh doanh toàn cầu.

Năm trước, nước này đã phân phối 13 giấy phép cho một loạt các nhà khai thác tài sản kỹ thuật số bao gồm các sàn giao dịch hàng đầu như OKX và Upbit, cũng như các đối thủ nặng ký toàn cầu như Anchorage, BitGo và GSR. Với vai trò là ngân hàng trung ương và cơ quan quản lý tài chính, MAS vào tháng 11/2024 đã công bố kế hoạch hỗ trợ thương mại hóa việc token hóa tài sản thông qua Project Guardian và Global Layer 1, hai sáng kiến được nhà nước này hậu thuẫn.

Việt Nam đang ráo riết chuẩn hóa khung pháp lý cho tài sản số (digital asset, gồm cả tài sản mã hóa - crypto asset). Trong công điện mới đây, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính hoàn thiện hồ sơ nghị quyết thí điểm để quản lý tài sản số. Nghị quyết dự kiến có nội dung về việc cho phép thí điểm vận hành sàn giao dịch tiền số, giúp các nhà đầu tư có nơi trao đổi hợp pháp.

Theo lãnh đạo Bộ Tài chính, sàn giao dịch sẽ được tổ chức, vận hành bởi những đơn vị do Nhà nước cho phép. Ngoài ra, nhà điều hành sẽ xây dựng quy định về cho phép doanh nghiệp Việt phát hành tài sản số để huy động nguồn lực tài chính.

Số liệu từ công ty phân tích Chainalysis cho thấy dòng vốn từ thị trường blockchain vào Việt Nam giai đoạn 2023-2024 đạt trên 105 tỷ USD với lợi nhuận tạo ra gần 1,2 tỷ USD (2023). Còn theo cổng thanh toán Triple-A, Việt Nam đang có hơn 17 triệu người sở hữu tài sản mã hóa, xếp thứ 7 trên toàn cầu. Chia cho tổng dân số hiện hành, tỷ lệ sở hữu crypto tại Việt Nam đạt khoảng 17%, cao hơn nhiều so với mức trung bình 6,5% của toàn thế giới.

Việc chưa có khung pháp lý cho tài sản số khiến nhiều doanh nghiệp chọn Singapore, Mỹ đăng ký rồi về hoạt động ở Việt Nam, gây mất lợi thế cạnh tranh và thất thu thuế. Còn ở góc độ người dùng, việc thiếu minh bạch dẫn tới rủi ro trong giao dịch.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước (ngoài cùng bên trái) kiểm tra tiến độ Dự án nút giao IC13, cao tốc Nội Bài – Lào Cai.

Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái thực hiện 26 dự án trọng điểm. Trong đó có 5 dự án chuyển tiếp từ giai đoạn trước; 21 dự án khởi công mới giai đoạn 2021-2025. Tổng mức đầu tư các dự án là 13.486.074 triệu đồng.

Tín dụng chính sách đã giúp nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Trạm Tấu có động lực đầu tư vào phát triển du lịch, nâng cao đời sống.

Từ năm 2023 đến tháng 2/2025, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Yên Bái với lũy kế doanh số cho vay là 3.173 tỷ đồng, đã giúp trên 55.300 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận để sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế, cải thiện thu nhập, giải quyết nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Yên Bái cùng Tập đoàn Central Retail Việt Nam tham dự Lễ khởi công Trung tâm thương mại GO! Yên Bái

Yên Bái đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nhờ môi trường kinh doanh thuận lợi, chính sách thu hút đầu tư linh hoạt và sự đồng hành tích cực của chính quyền địa phương.

Các đồng chí lãnh đạo sở, ngành của tỉnh tham quan mô hình HTX Hoa Nậm Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải

Kinh tế hợp tác xã (HTX) trong lĩnh vực nông nghiệp tại Yên Bái đang có sự phát triển mạnh mẽ, trở thành điểm sáng trong bức tranh kinh tế địa phương. Hiện toàn tỉnh có 831 HTX, trong đó 466 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, khẳng định vai trò quan trọng của mô hình này trong sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục