Việt Nam áp thuế chống bán phá giá thép mạ Trung Quốc, Hàn Quốc

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/4/2025 | 7:52:23 AM

Ngày 1/4, Bộ Công Thương chính thức công bố quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

Sản phẩm thép carbon cán phẳng ở dạng cuộn xuất xứ Trung Quốc sẽ bị áp thuế chống bán phá giá. Ảnh minh họa.
Sản phẩm thép carbon cán phẳng ở dạng cuộn xuất xứ Trung Quốc sẽ bị áp thuế chống bán phá giá. Ảnh minh họa.

Theo đó, các sản phẩm thuộc diện áp thuế bao gồm thép carbon cán phẳng ở dạng cuộn và không cuộn, có hàm lượng carbon dưới 0,6% theo khối lượng, đã được phủ, tráng, mạ hoặc phủ kim loại chống ăn mòn như kẽm, nhôm hoặc các hợp kim gốc sắt, không phân biệt độ dày và chiều rộng.

Một số sản phẩm không thuộc phạm vi áp thuế gồm: Thép được phủ, mạ hoặc tráng bằng crom hoặc oxit crom; thép mạ kẽm, hợp kim nhôm kẽm hoặc hợp kim kẽm nhôm magie nếu được phủ thêm lớp crom hoặc oxit crom; thép được phủ, mạ hoặc tráng kẽm bằng phương pháp điện phân và thép không gỉ.

Mức thuế áp dụng đối với các doanh nghiệp, tổ chức của Trung Quốc lên tới hơn 37,1%, cụ thể gồm một số doanh nghiệp như Baoshan Iron & Steel, Shanghai Meishan Iron, Baosteel Zhanjiang Iron, Wuhan Iron...

Với doanh nghiệp Hàn Quốc, Hyundai Steel Company bị áp mức thuế 13,7%, và các nhà sản xuất, xuất khẩu khác từ Hàn Quốc phải chịu mức thuế 15,6%.

Bộ Công Thương có thể sửa đổi, bổ sung danh sách các mã HS của hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời để phù hợp với mô tả hàng hóa điều tra và các thay đổi khác.

Trước đó, ngày 21/2, Bộ Công Thương cũng đã ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng (HRC) từ Trung Quốc, với thời gian áp dụng 120 ngày, bắt đầu từ ngày 8/3/2025. Mức thuế trong đợt này dao động từ 19,3 - 27,8%. Động thái này khiến giá HRC trong nước - nguyên liệu đầu vào quan trọng cho sản xuất tôn mạ chịu áp lực, từ đó ảnh hưởng đến chi phí và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thép nội địa.

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cùng doanh nghiệp ngành thép đã gửi kiến nghị lên Bộ Công Thương, đề nghị sớm có kết luận về vụ điều tra chống bán phá giá với tôn mạ (vụ AD19).

VSA cho biết, sau khi biện pháp chống bán phá giá đối với tôn mạ (vụ AD02) hết hiệu lực vào năm 2022, lượng tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc đã tăng đột biến, chiếm hơn 60% tổng lượng nhập khẩu trong năm 2023. Đây là yếu tố chính gây áp lực lên ngành thép trong nước, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tái thiết lập công cụ phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ sản xuất nội địa.

(Theo TPO)

Các tin khác

Chiều 1/4, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tới 9 điểm cầu các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh để rà soát, đánh giá các chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước 3 tháng đầu năm 2025, kế hoạch thu ngân sách quý II và năm 2025.

Sản xuất tại Công ty Trách nhiệm Dệt tơ tằm Việt Silk (Lâm Đồng). Ảnh minh họa

Cục Thống kê cho biết, từ hôm nay (1/4) ngành thống kê bắt đầu tiến hành Điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên cả nước. Đây là cuộc điều tra hàng năm trong Chương trình điều tra thống kê quốc gia được ban hành theo Quyết định số 03/2023/QĐ-TTg ngày 15/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng yêu cầu rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trước 10-4

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện yêu cầu các bộ, ngành và địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo về các dự án đầu tư gặp khó khăn, vướng mắc và tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

Nhân dân thôn Lem, xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình bê tông hóa đường nông thôn.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, từ một thôn khó khăn, thôn Lem, xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình đã hoàn thành mục tiêu và đón bằng công nhận đạt chuẩn thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu sớm hơn kế hoạch, với những thành tựu đáng kể trên nhiều lĩnh vực. Đây được coi là một trong những điển hình trong xây dựng NTM của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục