Nông dân huyện Trấn Yên thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

  • Cập nhật: Thứ sáu, 4/4/2025 | 9:05:44 AM

YênBái - Với những cách làm sáng tạo, hiệu quả, Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” trên địa bàn huyện Trấn Yên đã tạo không khí thi đua sôi nổi, rộng khắp trong toàn huyện, thu hút đông đảo hội viên tham gia. Nhiều gia đình đã nỗ lực vươn lên trở thành hộ có kinh tế khá, giàu, đóng góp tích cực cho kinh tế - xã hội các địa phương phát triển.

Hội viên nông dân xã Minh Quân thu hái chè chính vụ.
Hội viên nông dân xã Minh Quân thu hái chè chính vụ.


Để Phong trào đem lại hiệu quả thiết thực, hằng năm, Hội Nông dân (HND) huyện đã bám sát các chính sách hỗ trợ sản xuất theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chương trình phát triển kinh tế trọng điểm của huyện, tạo điều kiện cho nông dân phát triển, mở rộng quy mô diện tích cây trồng, vật nuôi có giá trị hiệu quả, phù hợp với điều kiện sản xuất hàng hóa chuyên canh tập trung như: phía Bắc với các xã: Thành Thịnh, Báo Đáp, Tân Đồng, tập trung trồng dâu nuôi tằm, kết hợp với sản xuất lúa, ngô chất lượng cao; vùng tả ngạn sông Hồng gồm: Y Can, Quy Mông, Kiên Thành trồng tre măng Bát độ, gắn với chăn nuôi gia súc, gia cầm; vùng hạ huyện gồm các xã: Vân Hội, Việt Hồng, Việt Cường tập trung trồng chè chất lượng cao và nuôi trồng thủy sản… 

Để nâng cao kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi cho hội viên, hằng năm, Hội đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp huyện mở từ 160 đến 180 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho gần 15.000 lượt hội viên về kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại lúa và cây rau màu, phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, kỹ thuật trồng và chăm sóc chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện mở các lớp dạy nghề về sơ chế kén tằm tại các xã: Hòa Cuông, Thành Thịnh; sơ chế măng tre Bát độ, xã Kiên Thành và quản lý và phát triển trang trại tại xã Hưng Thịnh... 

Ký kết với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện, thông qua 76 tổ tiết kiệm và vay vốn, tạo điều kiện cho 2.827 hộ vay vốn với số tiền trên 166 tỷ đồng; qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, thông qua 42 tổ vay vốn tạo điều kiện cho 1.328 hộ vay với số tiền trên 223 tỷ đồng; ký kết với Công ty TNHH Một thành viên Apatit Việt Nam, cung ứng trên 450 tấn phân bón/năm trả chậm cho nông dân. 

Hội còn triển khai hiệu quả các quỹ hỗ trợ nông dân gồm: Quỹ của Trung ương Hội với 1 tỷ 850 triệu đồng để triển khai các dự án chăn nuôi trâu, bò sinh sản tại xã Hưng Thịnh, trồng dâu nuôi tằm tại xã Thành Thịnh, chăn nuôi gia cầm tại xã Cường Thịnh; Quỹ Hỗ trợ nông dân của tỉnh với 1 tỷ 500 triệu đồng, triển khai dự án trồng dâu nuôi tằm tại xã Báo Đáp, trồng và chăm sóc tre măng Bát độ tại xã Hồng Ca, chăn nuôi trâu, bò sinh sản tại xã Hưng Khánh; Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện với 1 tỷ 530 triệu đồng triển khai các dự án: nuôi hươu lấy nhung và hươu sinh sản tại xã Minh Quân, xây dựng vườn ươm giống cây khôi nhung tại xã Cường Thịnh, trồng cây dược liệu tại xã Báo Đáp, nuôi ốc nhồi thương phẩm kết hợp với du lịch sinh thái tại xã Vân Hội… 

Bà Lê Thị Lụa - Chủ tịch HND huyện cho biết: "Trên lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, Hội cùng các tổ chức đoàn thể, chính quyền các địa phương vận động hội viên và nhân dân gieo cấy 2.215 ha lúa lai, lúa thuần/năm, sản lượng thóc đạt trên 15.620 tấn; phát triển diện tích dâu tằm toàn huyện lên trên 1.016 ha, sản lượng kén đạt 915 tấn/năm; tiếp tục chăm sóc 600 ha chè, sản lượng đạt 2.800 tấn/năm; trồng mới trung bình 400 ha tre măng Bát độ/năm, đưa tổng diện tích lên trên 4.616 ha; nâng diện tích trồng quế lên 4.433 ha, trong đó gần 3.000 ha đạt chứng nhận quế hữu cơ… Từ những con số biết nói với những hoạt động tích cực của hội viên ở cơ sở, đến nay, huyện có 4.869 hộ SXKDG các cấp. Trong đó, cấp Trung ương 45 hộ, cấp tỉnh 370 hộ, cấp huyện 710 hộ và 3.744 cấp cơ sở. Số hộ SXKDG thuộc lĩnh vực chăn nuôi quy mô lớn, tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông sản, kinh doanh dịch vụ có 3.613 hộ; lĩnh vực trồng trọt 1.256 hộ, chiếm số đông là hội viên các xã: Thành Thịnh, Báo Đáp, Lương Thịnh…”.

Những năm gần đây, việc vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện phát triển khá mạnh. HND các cấp đã chủ động xây dựng các mô hình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo hướng phát triển kinh tế tập thể nhằm tăng giá trị sản phẩm hàng hóa. Hiện nay, HND các cấp trên địa bàn huyện đang duy trì hoạt động hiệu quả của 11 hợp tác xã (HTX), 167 tổ hợp tác (THT), 14 chi hội nghề nghiệp. 

Nhiều HTX, THT tiêu biểu đã có nhiều đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội các địa phương, điển hình như: HTX trồng cây dược liệu xã Cường Thịnh; HTX Quế hồi Việt Nam, xã Thành Thịnh; HTX trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi xã Hưng Thịnh; HTX trồng trọt và chăn nuôi xã Lương Thịnh; HTX dâu tằm xã Hồng Ca… Các THT điển hình như: THT trồng dâu nuôi tằm xã Minh Quân; THT sản xuất quế theo hướng hữu cơ, xã Y Can; THT trồng chè, xã Hưng Khánh; THT trồng tre măng Bát độ, xã Việt Cường… 

Từ các mô hình liên kết trong sản xuất và thúc đẩy Phong trào nông dân thi đua SXKDG, đến nay, huyện có 165 hộ thu nhập từ 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng/năm; 66 hộ có thu nhập từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/năm và 19 hộ có thu nhập từ 1 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng/năm. Điển hình như gia đình các hội viên: Hoàng Anh Tuấn, tổ dân phố 11, thị trấn Cổ Phúc với mô hình chăn nuôi gà và sản phẩm gà ủ muối, thu nhập trên 500 triệu đồng/năm; ông Đỗ Trọng Khuê, thôn Lao Động, xã Vân Hội, mô hình trang trại nuôi ba ba, thu nhập 600 triệu đồng/năm; ông Nguyễn Hồng Lê, thôn Trúc Đình, xã Thành Thịnh mô hình trồng dâu nuôi tằm, thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm… Từ các mô hình SXKDG, hằng năm đã tạo việc làm ổn định cho trên 2.000 lao động với thu nhập trung bình từ 5 đến 8 triệu đồng/người/tháng.

Hiện nay, Phong trào Nông dân thi đua SXKDG trên địa bàn huyện Trấn Yên đang tiếp tục phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, đã tạo sức lan tỏa trên tất cả các lĩnh vực sản xuất nông, lâm, thủy sản, dịch vụ… làm chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, tư duy, khơi dậy sự chủ động, sáng tạo trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hữu cơ, an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường theo tiêu chuẩn VietGAP. Từ đây, góp phần gia tăng giá trị sản phẩm và khả năng cạnh tranh với thị trường và hướng phát triển một nền kinh tế nông nghiệp bền vững.

Thạch Phong

Tags Trấn Yên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi mô hình

Các tin khác
Người dân xã Thạch Lương thu hoạch ớt xuất khẩu

Những năm gần đây, phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã được triển khai mạnh mẽ ở xã Thạch Lương (thị xã Nghĩa Lộ) nhằm khai thác tối đa tiềm năng, nâng cao hiệu quả kinh tế, thu nhập cho nông dân. Trong đó, trồng ớt xuất khẩu đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới cho người nông dân nơi đây.

Ống thép luồn dây điện và Ống ruột gà lõi thép Cát Vạn Lợi đạt chứng nhận hợp quy QCVN 16:2023/BXD

Cát Vạn Lợi nổi lên như một biểu tượng của khát vọng "Made by Vietnam", không ngừng khẳng định vị thế trên bản đồ sản xuất công nghiệp uy tín.

Quang cảnh lớp tập huấn.

Từ ngày 31/3 đến ngày 3/4, Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Mù Cang Chải đã phối hợp với Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam, Công ty cổ phần SUPE Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, Công ty Syngenta Việt Nam tổ chức 16 lớp tập huấn cho nông dân các xã trên địa bàn huyện.

Công nhân Nhà máy Gia công giấy xuất khẩu Nguyễn Phúc làm việc trong phân xưởng.

Quý I/2025, giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2025 ước đạt trên 1.400 tỷ đồng, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2024, bằng 25,3% chỉ tiêu chương trình hành động số 246 của Tỉnh ủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục