Hướng dẫn xử lý biện pháp phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu của Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/4/2025 | 8:47:40 AM

Bộ Công Thương xây dựng và vận hành hệ thống cảnh báo sớm khả năng xảy ra vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Xe chở container hàng xuất nhập khẩu hoạt động tại cảng quốc tế Gemalink, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Xe chở container hàng xuất nhập khẩu hoạt động tại cảng quốc tế Gemalink, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Chính phủ ban hành Nghị định số 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại.

Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về cách xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước; chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; căn cứ tiến hành, trình tự, thủ tục, thời hạn, nội dung, căn cứ chấm dứt điều tra vụ việc phòng vệ thương mại (điều tra); áp dụng, rà soát biện pháp phòng vệ thương mại; xác định trợ cấp và biện pháp chống trợ cấp; trách nhiệm phối hợp của các cơ quan liên quan trong quá trình điều tra; xử lý biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Về việc xử lý biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, Nghị định quy định: Hoạt động trợ giúp thương nhân Việt Nam bị nước, vùng lãnh thổ nhập khẩu điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại quy định tại Điều 76 của Luật Quản lý ngoại thương được thực hiện trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của thương nhân Việt Nam, hiệp hội ngành, nghề liên quan.

Việc khởi kiện nước, vùng lãnh thổ nhập khẩu được Bộ Công Thương thực hiện dựa trên cơ sở thông tin thu thập và sau khi phối hợp, trao đổi các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khác, báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án khởi kiện.

Bộ Tài chính bảo đảm ngân sách cho các hoạt động trợ giúp thương nhân theo quy định tại Điều 76 của Luật Quản lý ngoại thương. Các hoạt động trợ giúp thương nhân Việt Nam theo quy định phải phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Nghị định nêu rõ, Bộ Công Thương xây dựng và vận hành hệ thống cảnh báo sớm khả năng xảy ra vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam để thông tin cho doanh nghiệp, hiệp hội ngành, nghề để phòng, tránh và chuẩn bị ứng phó với các vụ kiện.

Bộ Công Thương quy định việc tổ chức và vận hành hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Nghị định quy định trên cơ sở thông tin thu thập hoặc theo đề nghị bằng văn bản của thương nhân Việt Nam, hiệp hội, tổ chức đại diện doanh nghiệp có liên quan, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khác xem xét xây dựng phương án khởi kiện theo khoản 1 Điều 76 Luật Quản lý ngoại thương, lập hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phê duyệt phương án khởi kiện trên cơ sở hồ sơ trình của Bộ Công Thương.

Bộ Công Thương chủ trì, tiến hành khởi kiện nước, vùng lãnh thổ nhập khẩu điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo quy trình, thủ tục được quy định trong các Điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Thương nhân Việt Nam, hiệp hội, tổ chức đại diện doanh nghiệp có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương trong quá trình khởi kiện nước, vùng lãnh thổ nhập khẩu điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Sản phẩm của Công ty cổ phần Nam dược Đại Phú An được giới thiệu, bày bán tại các hội chợ, trưng bày trên cả nước.

Với sự hướng dẫn, đồng hành của chính quyền địa phương, Công ty cổ phần Nam dược Đại Phú An ở xã An Thịnh, huyện Văn Yên vừa hoàn thiện hồ sơ đánh giá, nâng hạng 3 sản phẩm gồm: tinh dầu thực vật, tinh dầu sả chanh, tinh dầu quế lên sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia.

Xây dựng nông thôn mới, người dân tích cực tham gia làm đẹp tuyến đường làng ngõ xóm, đưa bức tranh làng quê khởi sắc

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời gian qua luôn được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh. Với những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo, phù hợp với thực tế, chương trình XDNTM của tỉnh đã đạt được hiệu quả rõ nét, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, đưa Yên Bái đã trở thành điểm sáng của vùng Trung du và miền núi phía Bắc trong XDNTM.

Ảnh tư liệu

Yên Bái đang bước vào cao điểm mùa hạn, thời tiết hanh khô kéo dài, đây cũng là thời điểm người dân vùng cao đốt thực bì làm nương rẫy, gia tăng nguy cơ cháy rừng trên diện rộng.

Ngân hàng Nhà nước triển khai gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho lĩnh vực nông, lâm, thủy sản nhằm hỗ trợ sản xuất, giảm chi phí vốn cho người dân.

Ngân hàng Nhà nước triển khai gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho lĩnh vực nông, lâm, thủy sản nhằm hỗ trợ sản xuất, giảm chi phí vốn cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục