Xoá bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh chậm nhất trong năm 2026

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/5/2025 | 8:19:31 AM

Theo Nghị quyết 68, để khuyến khích chuyển đổi hộ kinh doanh sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, sẽ tiến tới xoá bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh chậm nhất trong năm 2026.

Xoá bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh chậm nhất trong năm 2026 (Ảnh minh họa)
Xoá bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh chậm nhất trong năm 2026 (Ảnh minh họa)

Tại Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, Bộ Chính trị yêu cầu rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý về kinh doanh cá thể, thu hẹp tối đa sự chênh lệch, tạo mọi điều kiện thuận lợi về tổ chức quản trị và chế độ báo cáo tài chính, kế toán đối với nhóm doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh.

Nghị quyết 68 chỉ rõ, sau gần 40 năm đổi mới, kinh tế tư nhân nước ta đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khu vực kinh tế tư nhân hiện có khoảng hơn 940.000 doanh nghiệp và hơn 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động, đóng góp khoảng 50% GDP, hơn 30% tổng thu ngân sách nhà nước và sử dụng khoảng 82% tổng số lao động vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, là lực lượng quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần xoá đói, giảm nghèo, ổn định đời sống xã hội.

Vì vậy, Nghị quyết đặt ra nhiệm vụ, giải pháp là hỗ trợ thực chất, hiệu quả doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh. Theo đó, rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý về kinh doanh cá thể; thu hẹp tối đa sự chênh lệch, tạo mọi điều kiện thuận lợi về tổ chức quản trị và chế độ tài chính, kế toán để khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp.

Đẩy mạnh số hoá, minh bạch hoá, đơn giản hoá, dễ tuân thủ, dễ thực hiện đối với chế độ kế toán, thuế, bảo hiểm... để khuyến khích chuyển đổi hộ kinh doanh sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Xoá bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh chậm nhất trong năm 2026.

Cung cấp miễn phí các nền tảng số, phần mềm kế toán dùng chung, dịch vụ tư vấn pháp lý, đào tạo về quản trị doanh nghiệp, kế toán, thuế, nhân sự, pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Đồng thời, thực hiện hiệu quả Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, thúc đẩy khả năng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh, ưu tiên chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh là thanh niên, phụ nữ, nhóm yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và các mô hình kinh doanh bao trùm, tạo tác động xã hội.

Theo số liệu của Cục Thuế (Bộ Tài chính), tính đến hết tháng 3/2025, số lượng hộ, cá nhân kinh doanh đã nộp Tờ khai thuế theo hình thức khoán là 1.975.373 hộ, trong khi theo hình thức kê khai chỉ có 6.142 hộ. Sắp tới, số lượng hộ, cá nhân kinh doanh đưa thêm vào quản lý thuế theo hình thức kê khai thông qua triển khai bản đồ số hộ kinh doanh là 61.329 hộ kinh doanh.

Cơ quan Thuế cho biết, tổng thu ngân sách nhà nước từ hộ, cá nhân kinh doanh 3 tháng đầu năm 2025 ước đạt 8.695 tỷ đồng, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, mức thuế khoán bình quân tháng 3/2025 là 672,3 nghìn đồng/tháng/hộ, cá nhân; còn với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai bình quân là 4,6 triệu đồng/tháng/hộ, cá nhân.

(Theo VOV)

Các tin khác
Đại biểu HĐND tỉnh thông qua nghị quyết tại kỳ họp.

Tại kỳ họp, những chủ trương lớn của Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã tiếp tục được HĐND tỉnh thể chế hóa bằng nghị quyết về thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản và dịch vụ cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Sản phẩm tơ tằm sản xuất tại Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đã xuất khẩu sang Trung Quốc, Ấn Độ.

Những năm gần đây, Trấn Yên như một biểu tượng sinh động cho sự chuyển mình mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp địa phương. Không chỉ là nơi sản sinh ra những sản vật đậm đà bản sắc núi rừng Tây Bắc, Trấn Yên còn là điểm sáng trong việc hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, sản xuất theo chuỗi liên kết, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.

Quang cảnh buổi làm việc.

Sáng 7/5, đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái và lãnh đạo một số sở ngành có liên quan của tỉnh đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Hiệp hội ẩm thực Việt Nam – Nhật Bản do ông Matsuo Tomoyuki, Giám đốc Hiệp hội ẩm thực Việt Nam – Nhật Bản làm trưởng đoàn đã đến tìm hiểu thông tin, đề xuất mở rộng sản xuất dự án cây tam giác mạch tại tỉnh Yên Bái.

Tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GRDP vào năm 2025

Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết số 51, ngày 22/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về Chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, kinh tế số của tỉnh có bước tăng trưởng khá, tỷ trọng kinh tế số/GRDP của tỉnh đạt 14,5%, tăng 8,5% so với trước khi thực hiện Nghị quyết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục