Từ 1/6, chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân phải ghi cả khoản đóng bảo hiểm bắt buộc

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/5/2025 | 2:15:38 PM

Theo quy định mới, từ ngày 1/6, chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) phải ghi cả khoản đóng bảo hiểm bắt buộc.

Từ 1/6/2025, chứng từ khấu trừ thuế TNCN phải ghi cả khoản đóng bảo hiểm bắt buộc (Ảnh minh họa)
Từ 1/6/2025, chứng từ khấu trừ thuế TNCN phải ghi cả khoản đóng bảo hiểm bắt buộc (Ảnh minh họa)

Căn cứ theo khoản 1 Điều 32 Nghị định 123/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 18 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 1/6/2025) quy định chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân có các nội dung sau:

- Tên chứng từ khấu trừ thuế; ký hiệu mẫu chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu chứng từ khấu trừ thuế, số thứ tự chứng từ khấu trừ thuế;

- Tên, địa chỉ, mã số thuế của tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập;

- Tên, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế của cá nhân nhận thu nhập (nếu cá nhân đã có mã số thuế) hoặc số định danh cá nhân;

- Quốc tịch (nếu người nộp thuế không thuộc quốc tịch Việt Nam);

- Khoản thu nhập, thời điểm trả thu nhập, tổng thu nhập chịu thuế, khoản đóng bảo hiểm bắt buộc; khoản từ thiện, nhân đạo, khuyến học; số thuế đã khấu trừ;

- Ngày, tháng, năm lập chứng từ khấu trừ thuế;

- Họ tên, chữ ký của người trả thu nhập.

Trường hợp sử dụng chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân điện tử thì chữ ký trên chứng từ điện tử là chữ ký số.

Như vậy, từ ngày 1/6, ngoài các nội dung về khoản thu nhập, thời điểm trả thu nhập, tổng thu nhập chịu thuế thì chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân phải có nội dung về khoản đóng bảo hiểm bắt buộc; khoản từ thiện, nhân đạo, khuyến học; số thuế đã khấu trừ.

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế thu nhập cá nhân từ 1/6/2025
Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế thu nhập cá nhân có trách nhiệm: 

(1) Quản lý tên và mật khẩu của các tài khoản đã được cơ quan quản lý thuế cấp.

(2) Tạo lập chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân điện tử, biên lai thu thuế, phí, lệ phí điện tử để gửi đến người bị khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, người nộp các khoản thuế, phí, lệ phí và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác của chứng từ điện tử đã lập.

(3) Chuyển dữ liệu chứng từ điện tử đến cơ quan quản lý thuế

- Chuyển dữ liệu chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân điện tử

+ Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế sau khi lập đầy đủ các nội dung trên chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân điện tử gửi cho người bị khấu trừ thuế và đồng thời gửi cho cơ quan thuế ngay trong ngày lập chứng từ.

+ Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế thực hiện chuyển dữ liệu chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân điện tử đến cơ quan thuế theo định dạng dữ liệu theo quy định tại Điều 33 Nghị định 123/2020/NĐ-CP qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử;

Tổ chức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là tổ chức kết nối chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo hình thức gửi trực tiếp đến cơ quan thuế thì chuyển dữ liệu chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế; 

Tổ chức, cá nhân trả thu nhập không thuộc đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử và tổ chức, cá nhân trả thu nhập sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không phải trả tiền dịch vụ theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì được lựa chọn chuyển dữ liệu chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử được Tổng cục Thuế ủy thác cung cấp dịch vụ chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân điện tử.

- Tổ chức thu thuế, phí, lệ phí gửi báo cáo tình hình sử dụng biên lai theo Mẫu số BC26/BLĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP để gửi cơ quan quản lý thuế cùng với thời gian gửi Tờ khai phí, lệ phí (trừ phí hải quan; lệ phí hàng hoá, hành lý, phương tiện vận tải quá cảnh) theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

(4) Lưu trữ và bảo đảm tính toàn vẹn của toàn bộ chứng từ điện tử; thực hiện các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh hệ thống dữ liệu điện tử.

(5) Chấp hành sự thanh tra, kiểm tra, đối chiếu của cơ quan quản lý thuế và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

(Theo VOV)

Các tin khác
Các doanh nghiệp, hợp tác xã thành lập đi vào hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương

4 tháng đầu năm 2025, huyện Văn Yên đã thành lập mới 26 doanh nghiệp, hợp tác xã và 50 tổ hợp tác.

Mù Cang Chải trở thành điểm đến thu hút khách du lịch nhờ khai thác hiệu quả thế mạnh cảnh quan thiên nhiên.

Giá trị kinh tế, giá trị xã hội, giá trị môi trường, ít đầu vào hơn, ít tài nguyên thiên nhiên hơn, ít sức lao động hơn - đó là 3 “giá trị” và 3 “ít” của sản xuất tích hợp đa giá trị mà nông nghiệp Yên Bái và cả nước đang theo đuổi.

Chị Phạm Thị Hà - Giám đốc HTX sản xuất và kinh doanh miến đao Giới Phiên và thành viên HTX trao đổi kỹ thuật phơi để sản phẩm miến dẻo, thơm ngon.

Xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái là địa phương có truyền thống trồng đao và chế biến miến đao (miến dong). Từ năm 2012, xã đã được UBND tỉnh công nhận là làng nghề nông thôn đầu tiên của thành phố Yên Bái với nghề sản xuất miến đao. Mỗi năm làng nghề cung cấp ra thị trường hàng trăm tấn miến mang lại nguồn thu hàng chục tỷ đồng, tạo việc làm cho người dân, góp phần để xã không còn hộ nghèo, thu nhập người dân ngày một nâng cao.

Cán bộ NHCSXH tỉnh hướng dẫn các tổ trưởng tổ TK&VV sử dụng ứng dụng quản lý TDCS.

Dòng vốn tín dụng chính sách (TDCS) mang sứ mệnh cao cả đã và đang tìm đúng "địa chỉ đỏ" để lan tỏa vào đời sống người dân Yên Bái. Hành trình ấy được thực hiện thông qua những tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), mô hình được ví như cầu nối bền chặt, tin cậy, chắp cánh cho bao giấc mơ thoát nghèo, vươn lên làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục