Đánh giá mô hình sản xuất, chế biến ngô sinh khối ở Lục Yên

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/5/2025 | 3:25:33 PM

YênBái - Viện nghiên cứu Ngô, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái phối hợp với UBND huyện Lục Yên vừa tổ chức đánh giá mô hình quy trình sản xuất, chế biến ngô sinh khối có hàm lượng sinh dưỡng cao phục vụ phát triển chăn nuôi đại gia súc tại tỉnh Yên Bái.

Các đại biểu tham quan mô hình.
Các đại biểu tham quan mô hình.

Mô hình phát triển ngô sinh khối được triển khai tại xã Mai Sơn. Diện tích trồng hơn 4.000 m2 với các giống: CS71, HQ2000, LVN98, TM181... Sau thời gian chăm sóc cho thấy, các giống ngô phù hợp với nhiều loại đất, kháng bệnh và chống đổ tốt, thời gian sinh trưởng khoảng 80 ngày/vụ, ngắn hơn so với sản xuất ngô lấy hạt truyền thống khoảng 30 ngày. Mức độ nhiễm sâu bệnh thấp, năng suất sinh khối đạt từ 50,2 - 56,8 tấn/ha. Dự kiến đến cuối tháng 5 sẽ thu hoạch xong và làm đất để tiếp tục trồng vụ thứ 2.

Từ các kết quả nghiên cứu ngô sinh khối vụ hè thu và vụ đông tại xã Mai Sơn cho thấy, mặc dù chịu ảnh hưởng của điều kiện thời thiết bất thuận và diễn biến phức tạp, nhưng các giống tham gia tuyển chọn vẫn sinh trưởng, phát triển tốt, có khả năng chống chịu với một số loại sâu bệnh gây hại chính, có hàm lượng dinh dưỡng cao và phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương.  Thông qua đánh giá mô hình, người dân có thể vận dụng các kiến thức học được trong sản xuất ngô sinh khối nhằm đạt năng suất, chất lượng cao, từ đó tuyên truyền và nhân rộng mô hình trong những năm tiếp theo.

                                                                                                                                                                                                                                        Khắc Điệp
(Trung tâm Truyền thông và Văn hóa Lục Yên)

Tags sản xuất chế biến ngô sinh khối Lục Yên

Các tin khác
Hoạt động bay dù lượn tại huyện Mù Cang Chải thu hút đông đảo du khách tham gia, tạo động lực thúc đẩy du lịch phát triển

Trong những năm qua, hạ tầng các ngành dịch vụ tiếp tục được quan tâm, ưu tiên đầu tư phát triển đồng bộ, đã tập trung ưu tiên nguồn lực từ ngân sách nhà nước và huy động, thu hút tối đa các nguồn lực ngoài nhà nước để lồng ghép phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần phát triển các ngành dịch vụ, nhất là hạ tầng giao thông kết nối vùng, liên vùng, liên huyện, liên tỉnh, giáo dục, y tế, công nghệ thông tin...

Sản phẩm vỏ quế khô của Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Kiên Thành, huyện Trấn Yên.

Đến nay, huyện Trấn Yên duy trì vùng sản xuất quế trên 20.000 ha trong đó, trên 12.000 ha diện tích tập trung chuyên canh theo hướng hữu cơ; 4.433 ha diện tích đạt tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn trong nước năm 2024. Vùng sản xuất quế tập trung chủ yếu ở các xã: Tân Đồng, Đào Thịnh, Việt Thành, Hòa Cuông, Minh Quán và Kiên Thành.

Công nhân Điện lực Trấn Yên chặt, tỉa cây xanh đảm bảo hành lang lưới điện cao áp trên địa bàn quản lý.

Với mục tiêu đảm bảo an toàn hành lang các tuyến đường dây điện và nguồn điện phục vụ nhân dân trước và trong mùa mưa bão, Điện lực Trấn Yên (ĐLTY) thường xuyên sửa chữa, nâng cấp lưới điện; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về an toàn lưới điện góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương thuộc Tổ công tác số 7 về tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Sáng 16/5, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương thuộc Tổ công tác số 7 về tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục