Trạm Tấu: Tăng cường các biện pháp PCCCR

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/1/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Vào những ngày cuối năm, chúng tôi lên huyện Trạm Tấu (Yên Bái) và đây cũng là dịp người Mông đón tết riêng của mình. Vào thời điểm này cũng là lúc gió Lào thổi mạnh và có nhiều đợt rét đậm nên các cánh rừng lá rụng ào ào.

Cán bộ Kiểm lâm huyện Trạm Tấu tuần tra, bảo vêï rừng, PCCCR.
Cán bộ Kiểm lâm huyện Trạm Tấu tuần tra, bảo vêï rừng, PCCCR.

Quả thật, Trạm Tấu không chỉ có địa hình núi cao, chia cắt mà thời tiết được chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa khô được bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 4 năm sau và chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều đợt gió Tây Nam khô nóng. Không chỉ có vậy, đời sống kinh tế của đồng bào còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là người Mông. Nhu cầu về lương thực ngày một lớn, ruộng nước thì có hạn, bà con có tập quán đốt nương làm rẫy... Từ những yếu tố đó, Trạm Tấu luôn là điểm nóng về cháy rừng, công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) hết sức khó khăn và cấp bách.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song trong năm 2007, toàn huyện đã xảy ra 7 vụ cháy rừng, gây thiệt hại trên 460 ha rừng, trong đó có 43,87 ha rừng tự nhiên, 78 ha rừng trồng, trên 168 ha rừng khoanh nuôi tái sinh... gây thiệt hại lớn về kinh tế và môi trường. Nhiều vụ cháy với diện tích rất lớn, cháy dài ngày, tỉnh, huyện phải huy động lực lượng phối hợp mới dập tắt được.

Bên cạnh yếu tố khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thì nguyên nhân chính dẫn đến cháy rừng còn do ý thức của một bộ phận người dân còn yếu, không tuân thủ quy trình đốt nương, làm rẫy, thậm chí ở một số xã còn xảy ra tình trạng phá rừng trái phép để làm nương như: Túc Đán, Pá Lau, Bản Mù, Làng Nhì... Đặc biệt, tại xã Túc Đán và Pá Lau có 136 hộ dân tự ý phá trên 40 ha rừng phòng hộ đầu nguồn để làm nương rẫy. Thêm một nguyên nhân nữa là một số đối tượng lén lút khai thác lâm sản trái phép dùng lửa nấu, nướng trong rừng đã để lửa cháy lan vào rừng, thậm chí còn có đối tượng cố tình đốt rừng.

Từ thực tế trên, những ngày cuối năm 2007, huyện Trạm Tấu đã đề ra nhiều biện pháp, tăng cường công tác PCCCR năm 2007-2008 với phương châm: "Phòng là chính, cứu chữa kịp thời"; không ngừng tăng cường củng cố hoạt động của các ban chỉ huy PCCCR từ huyện đến xã; các chủ rừng, tổ chức lực lượng xung kích tuần tra canh gác trên các khu rừng trọng điểm; đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ rừng và PCCCR trong nhân dân bằng nhiều hình thức phong phú, đặc biệt là các hộ dân trực tiếp làm nương rãy. Tất cả người dân khi dùng lửa đốt nương, làm rẫy, trước khi đốt phải làm đường băng cản lửa bao quanh, trong khi đốt phải bố trí người canh gác, có đủ phương tiện dập lửa khi cháy lan vào rừng...

Ông Hoàng Đình Dậu - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Phó ban Thường trực Ban chỉ huy PCCCR Trạm Tấu cho biết: "Huyện chỉ đạo tất cả các xã, thôn bản phải lập ra các đội PCCCR; phân công cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn; phối hợp với chính quyền cơ sở thống kê toàn bộ nương rẫy nhân dân đang sản xuất, từ đó lập phương án phòng cháy cho từng mảnh nương cụ thể. Đối với các xã, khu rừng trọng điểm có nguy cơ cháy cao, huyện chỉ đạo tăng cường lực lượng kiểm lâm, thường xuyên tuần tra canh gác, nhất là trong những ngày từ đầu tháng 12 và thời điểm áp tết Nguyên đán này, bởi thời điểm này gió Lào thổi mạnh và cũng là lúc bà con phát nương làm rẫy...

Bản Mù là xã có diện tích rừng rộng lớn và có nguy cơ cháy rừng cao. Mặc dù đang là lúc đồng bào dân tộc Mông tổ chức ăn tết nhưng 4 cán bộ kiểm lâm địa bàn vẫn phải túc trực 24/24h. Kiểm lâm viên Giàng A Chang, người Bản Mù, được giao quản lý địa bàn xã tâm sự: "Tôi được cơ quan cho về nhà ăn tết, nhưng nào có được nghỉ đâu! 4 anh em được giao phụ trách xã Bản Mù, ngày nào cũng phải đi xuống các bản vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng, PCCCR. Hộ nào có nhu cầu đốt nương chúng tôi phải ra tận nương để hướng dẫn đốt và giám sát họ.

Mùa này gió Lào thổi mạnh lại đúng vào dịp cây rừng thay lá, do vậy không thể lơ là được, nếu để ra cháy thì hậu quả rất lớn. Đồng thời, tiến hành cho 560 hộ dân trong xã tiến hành ký cam kết bảo vệ rừng, phối hợp chính quyền địa phương, thôn bản giao trên 5 ngàn ha rừng cho các nhóm hộ dân quản lý, bảo vệ". Bên cạnh việc tăng cường công tác PCCCR, lực lượng kiểm lâm còn xây dựng kế hoạch, tuần tra kiểm soát buôn bán, khai thác, vận chuyển lâm sản trong dịp tết Nguyên đán. Những biện pháp đó cùng với sự vào cuộc của chính quyền cơ sở, bà con nhân dân hy vọng Trạm Tấu sẽ không xảy ra cháy rừng.  

Ngọc Trúc

Các tin khác
Cam quýt Lục Yên được bày bán tại chợï trung tâm huyện.
(Ảnh: H.N)

YBĐT - Năm 2007, mặc dù có nhiều tác động không nhỏ của thời tiết, dịch bệnh, tình hình giá cả trong nước quốc tế luôn biến động không ngừng, song UBND huyện Lục Yên (Yên Bái) đã xây dựng chương trình công tác năm.

YBĐT - Ngày 18/1, ngành Ngân hàng Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2007 và triển khai nhiệm vụ năm 2008. Đồng chí Nguyễn Văn Ngọc - Phó bí thư Tỉnh uỷ dự hội nghị.

Phát triển chăn nuôi đại gia súc ở xã Đại Đồng (Yên Bình).
(Ảnh: N.T)

YBĐT - Mặc dù tuyến đường 70 hiện nay đang xuống cấp, ảnh hưởng không nhỏ tới giao lưu hàng hoá của nhân dân trong vùng, nhưng có thể thấy dọc trên tuyến đường chạy qua khu vực xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên (Yên Bái), nhiều hộ dân vẫn đang tất bật đưa sắn lên xe tải về xuôi cho các nhà máy chế biến sắn... Cây sắn đã cải thiện một phần đời sống cho nhân dân ở một xã có tới 70% là người Dao như nơi đây.

Nông dân xã Nghĩa Phúc thị xã Nghĩa Lộ thu hoạch khoai tây vụ đông trên đất hai vụ lúa.
(Ảnh: Quỳnh Nga)

YBĐT - Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) được xác định là trung tâm kinh tế nằm trên trục động lực kinh tế phía Tây của tỉnh. Những năm qua, bộ mặt kinh tế - xã hội của thị xã đã có bước phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt trên 13%/năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục