Văn Yên: Nhiều biện pháp phòng chống cháy rừng năm 2008

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/2/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Xác định rõ, tình trạng cháy rừng có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhất là đối với các xã vùng thượng huyện và các xã vùng quế, Ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy rừng (BCĐPCCCR) Văn Yên (Yên Bái)đã có kế hoạch cụ thể và đề ra nhiều biện pháp PCCCR hiệu quả.

(Ảnh: Thành Trung)
(Ảnh: Thành Trung)

Huyện đã chỉ đạo tập trung củng cố và kiện toàn vững chắc các BCĐPCCCR từ huyện đến cơ sở. Riêng đối với UBND các xã, phải củng cố kiện toàn BCĐPCCCR và các tổ đội quần chúng PCCCR ở từng thôn, bản. Với phương châm phòng là chính, phát hiện sớm, cứu chữa kịp thời, trách nhiệm của BCĐPCCCR ở cả 27/27 xã, thị trấn là phải rà soát, điều chỉnh các phương án về bảo vệ rừng, xây dựng kế hoạch cụ thể, sát thực và có tính khả thi để từ đó mà phân công cán bộ trong BCĐ phụ trách cho phù hợp.

Thực tế công tác PCCCR ở nhiều địa bàn các xã trong huyện cho thấy nguyên nhân chủ yếu của các vụ cháy rừng phần lớn đều là do nhân dân vô ý đốt nương không đúng cách mà gây ra. Vì vậy, yêu cầu lớn nhất đặt ra cho các BCĐPCCCR từ huyện đến cơ sở là cần tăng cường và đổi mới hơn nữa cả nội dung lẫn hình thức công tác  tuyên truyền giáo dục Luật Bảo vệ và Phát triển rừng tới từng thôn, bản, các cụm dân cư.

Đặc biệt, quan tâm đến các khu vực trọng điểm vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp. Tiếp đó, là các BCĐPCCCR phải thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các thành viên, các trưởng thôn, bản, cụm dân cư thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về PCCCR. Vụ Đông Xuân 2007-2008, trên địa bàn huyện Văn Yên vẫn phải tập trung làm tốt việc tổ chức cho nhân dân ký cam kết PCCCR.

Trong năm 2008 này, BCĐPCCCR của huyện cũng cần phải gắn công tác tuyên truyền với việc nêu gương tốt những điển hình làm tốt công tác PCCCR và nghiêm khắc xử lý những vi phạm. Khi có cháy rừng xảy ra ở địa phương nào thì chính quyền nơi đó phải khẩn trương phát lệnh huy động ngay các lực lượng nhân dân sở tại cứu chữa và huy động lực lượng dân quân tự vệ, ĐVTN ở các thôn, bản liền kề đến tiếp ứng, dập tắt và không để đám cháy lan rộng.  

Cụ thể, là người dân các xã vùng trọng điểm, đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng và đồng bào ở các thôn, bản vùng sâu, vùng xa cùng tham gia ký cam kết và thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng, PCCCR, không phát rừng, phá rừng làm nương rẫy trái phép; tuyên truyền cho người dân không sử dụng lửa bừa bãi gây cháy rừng, tích cực tham gia bảo vệ rừng và cứu chữa cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra trên địa bàn. Thực tế ở nhiều cơ sở xã cũng cho thấy cần phải tuyên truyền và tổ chức tốt các buổi học ngoại khóa cho học sinh các trường phổ thông ở những xã có rừng, giúp các cháu có ý thức sử dụng lửa khi ở gần rừng như: nướng khoai, sắn hoặc dùng lửa sưởi ấm, trêu, đùa nhau khi chăn thả gia súc có thể vô ý gây hậu quả cháy rừng.

Để làm tốt công tác PCCCR,  đối với các lâm trường, các chủ dự án khi thiết kế trồng rừng tập trung phải thiết kế các công trình PCCCR, tuyệt đối không trồng rừng tập trung ở những nơi chưa có thiết kế công trình PCCCR. Ngoài ra, các lâm trường, các chủ rừng phải trích một phần kinh phí từ các nguồn đầu tư phát triển, khoanh nuôi, bảo vệ và tái sinh rừng...để chi cho công tác PCCCR trực tiếp tại đơn vị mình; tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra việc sử dụng lửa trong việc làm nương rẫy.

Những tháng cao điểm, Hạt Kiểm lâm phải phân công cán bộ thường xuyên trực ban để theo dõi cập nhật, tính toán cấp độ cháy rừng và phối hợp với cơ quan thông tin tuyên truyền của huyện thông báo kịp thời cấp dự báo cháy rừng cho cơ sở chủ động PCCCR. Trong những ngày nắng nóng cao điểm, mùa khô hanh kéo dài, cấp độ cháy rừng được cảnh báo ở cấp 4, cấp 5 thì đội ngũ cán bộ kiểm lâm địa bàn phải có mặt và thường trực 24/24 giờ tại địa bàn để kiểm tra và hướng dẫn nhân dân sử dụng lửa khi tăng gia sản xuất trên nương rẫy và trực tiếp tham gia chỉ huy chữa cháy khi có hiện tượng cháy rừng xảy ra...

Làm tốt những nhiệm vụ cấp bách trong công tác PCCCR nêu trên, các BCĐPCCCR từ huyện đến cơ sở của Văn Yên sẽ góp phần tích cực vào việc đẩy lùi và hạn chế tối đa tình trạng cháy rừng xảy ra trên địa bàn, tích cực bảo vệ phát triển vốn rừng, nâng tỷ lệ tàn che của rừng Văn Yên lên mức cao hơn.

Thanh Hương

Các tin khác

Tính đến chiều tối 20/2, tổng số trâu, bò bị chết do rét đã lên tới 62.603 con. Tỉnh Hà Giang vẫn dẫn đầu về mức độ thiệt hại với 10.670 con trâu, bò. Tiếp đến là Lào Cai: 9.910 con; Sơn La: 6.354 con, Bắc Kạn: 5.571 con, Cao Bằng: gần 7.000 con…, ước tính thiệt hại gần 250 tỷ đồng.

Sứ kỹ thuật, một mặt hàng xuất khẩu mạnh của tỉnh Yên Bái. Ảnh: Thành Trung.

Tại Hội nghị Tham tán thương mại diễn ra hôm 20-2, Bộ Công thương đã đánh giá, tồn tại lớn nhất trong công tác thương vụ là sự hạn chế trong việc phối hợp với các doanh nghiệp trong nước, chưa tận dụng được những thành quả đàm phán về mở cửa thị trường để cung cấp thông tin kịp thời cho doanh nghiệp.

Cán bộ và nhân dân xã Bản Công (Trạm Tấu) kiểm tra mạ che ni lon phục vụ sản xuất đông xuân 2008.
(Ảnh: Sùng A Hồng)

YBĐT - Mặc dù đã có nhiều biện pháp phòng chống rét cho lúa, mạ và gia súc trong toàn tỉnh song do thời tiết tiếp tục rét đậm, rét hại tính đến ngày 18/2/2008, đã làm trên 3.428 ha lúa đã cấy, 184 tấn giống gieo mạ (quy diện tích lúa cấy là 5.271 ha) và 3.219 con trâu, bò, ngựa, trên 10 vạn con cá giống bị chết rét.

Tin từ các DN cho biết, từ 1/4/2008 giá quặng sắt sẽ tăng thêm 65% so với giá của năm 2007, điều này hứa hẹn thị trường thép sẽ còn nhiều biến động trong thời gian tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục