Tìm đường xóa đói giảm nghèo cho Phúc Ninh

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/3/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Xã Phúc Ninh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái được ví như một “ốc đảo”, đường đến xã thì có nhưng rất khó đi, do vậy người dân nơi đây thường đi bằng đường thuỷ trên hồ Thác Bà. Giao thông bất tiện, diện tích đất canh tác lại ít, bình quân mỗi nhân khẩu chưa đầy 360m2 ruộng, trình độ dân trí không đồng đều. Dẫu trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây đã có nhiều cố gắng trong phát triển kinh tế-xã hội nhưng xã vẫn chưa thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của đói, nghèo.

Cái khó nó bó cái khôn
        
Không phải xã đông dân, mà toàn xã có chưa đầy 237 hộ dân với trên 1.163 nhân khẩu nhưng chỉ có chưa đầy 34 ha ruộng lúa nước, trong đó diện tích cấy 2 vụ là 21,4 ha, còn lại là cấy lúa một vụ. Mặc dù xã đã vận động nhân dân đưa giống lúa lai vào gieo cấy đồng thời tích cực đầu tư thâm canh, tăng năng suất song Phúc Ninh vẫn không thể tự cân đối được an ninh lương thực trên địa bàn. Lực lượng lao động thì nhiều song lại không có đất để sản xuất, người dân lại tha hương khắp nơi tìm kiếm việc làm.

Trên một nửa số người trong độ tuổi lao động sống dựa vào đánh bắt thuỷ sản trên hồ Thác Bà, số còn lại chẳng có việc làm. Diện tích đất rừng vốn đã ít ỏi khoảng gần 1 ngàn ha  thì chỉ có 249 ha là có thể trồng được rừng kinh tế, nay cũng đã được người dân phủ xanh. Xã cũng đã vận động nhân dân phát triển chăn nuôi trâu, bò, song bãi chăn thả không có nên cũng chỉ dừng lại ở mức phong trào. Từ các yếu tố đó, cuộc sống người dân xã Phúc Ninh vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo cao gần 40%, không có hộ giầu. Nhà ở trong dân không còn cảnh nhà tranh tre, nứa lá nhưng hiện nay cả xã mới chỉ có duy nhất một hộ làm được nhà xây.

Chăn nuôi thuỷ sản hướng đi phù hợp!
       
 Những gì mà Đảng bộ và nhân dân nơi đây đã làm được trong những năm qua thật đáng khích lệ nhưng vẫn chưa phát huy hết tiềm năng thế mạnh của mình để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Đành rằng diện tích ruộng, đất rừng có ít nhưng bù lại xã còn có cả nghìn ha mặt nước trên hồ Thác Bà đó chẳng phải là lợi thế hay sao? Phát triển kinh tế đâu chỉ có dựa vào diện tích lúa nước, đất rừng, cái chính là phải biết phát huy nội lực, tìm hướng đi phù hợp điều kiện kinh tế, đất đai, địa phương! Hàng trăm lao động cứ sáng sáng, chiều chiều đi đánh bắt thủy sản tự nhiên trên hồ, dựa vào những vận may để kiếm sống quả là khó khăn. Những lao động này có thâm niên trong đánh bắt thuỷ sản vậy tại sao không vận động họ chuyển từ đánh bắt tự nhiên sang nuôi trồng thủy sản? Nuôi trồng thủy sản cũng tạo một nguồn thu lớn, mà thực tế đã có nhiều nơi đã khá thành công trong lĩnh vực này.

Bí thư Đảng ủy Lý Văn Vinh cho biết-Đảng bộ, chính quyền và huyện cũng đã chỉ đạo về phát triển chăn nuôi thuỷ sản nhưng cho đến hôm nay vẫn chưa có một hộ dân nào tham. Cái lý của bà con là nuôi trồng thuỷ sản phải có vốn, kỹ thuật, cùng làm sợ lỗ! Những suy nghĩ đó của người dân không phải là không có cơ sở, bởi người dân muốn nhìn thấy và chắc ăn mới làm.
          
Thiết nghĩ, huyện và Trung tâm Thuỷ sản và xã phối hợp với ngân hàng tạo điều kiện cho các hộ vay vốn, hướng dẫn kỹ thuật và xây dựng mô hình chăn nuôi thuỷ sản phù hợp điều kiện mặt nước. Thông qua các mô hình, qua tập huấn kỹ thuật cùng với người dân đã có thâm niên trong nghề đánh bắt thủy sản chắc chắn làm được và phát huy hiệu quả tốt. Một lợi thế nữa là nguồn thức ăn cho cá, tôm phần lớn là chế biến và có sẵn tại địa phương.

Phát huy tốt diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản cùng với phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thâm canh lúa, trồng rừng, chắc chắn Phúc Ninh sẽ xóa đói giảm nghèo thành công.          

Thanh Phúc

Các tin khác

YBĐT - Trong năm 2008, toàn huyện Trấn Yên (Yên Bái) trồng mới và thay thế 1.700 ha rừng, nâng độ che phủ của rừng đạt 68%, thu nhập từ rừng ước đạt trên 50 tỷ đồng. Các xã trồng với diện tích lớn, đạt và vượt kế hoạch huyện giao đó là: Hồng Ca, Vân Hội, Việt Hồng, Kiên Thành, Quy Mông, Báo Đáp...

Phát triển chăn nuôi bò ở xã Đại Lịch (huyện Văn Chấn).
(Ảnh: Hoàng Nhâm)

YBĐT - Được đánh giá là một trong những kênh cho vay vốn hiệu quả, nhiều năm qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã trở thành người bạn thân thiết của nhà nông trên bước đường xóa đói giảm nghèo vươn lên làm giàu.

Đây là Tập đoàn siêu thị lớn nhất Australia được thành lập năm 1924 và hiện nay có trên 700 siêu thị lớn.

Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) lần thứ XI về đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thủy sản, nhân dân các xã, phường đã mạnh dạn chuyển đổi một số diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, tận dụng các khe, lạch đắp ao thả cá nên đến nay toàn thị xã có trên 53 ha mặt nước ao, hồ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục