Trạm Tấu: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng đang khẳng định bước đi dúng hướng

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/4/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Là một trong 61 huyện khó khăn của cả nước, Trạm Tấu (Yên Bái) có diện tích đất tự nhiên trên 74.000 ha, trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp và đất trống chưa sử dụng, đất nông nghiệp chỉ chiếm 6%. Bên cạnh đó là địa hình phức tạp, ruộng nước, nương rẫy phân bố rải rác, giao thông khó khăn, thời tiết khắc nghiệt, biến đổi phức tạp đã ảnh hướng rất lớn đến sản xuất nông - lâm nghiệp. Xuất phát từ điều kiện như vậy, trong những năm qua, huyện Trạm Tấu đã xây dựng nhiều chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm.

Cán bộ khuyến nông Trạm Tấu hướng dẫn nông dân chăm sóc ngô vụ xuân.
Cán bộ khuyến nông Trạm Tấu hướng dẫn nông dân chăm sóc ngô vụ xuân.

Trong đó, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, khai thác thế mạnh về đất đồi rừng với mục tiêu là ổn định lương thực, từng bước cải thiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc.

Trạm Tấu xác định, trước hết, cần thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, mang tính tự cung tự cấp vốn đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân. Để thay đổi tập quán canh tác của người dân là điều không thể làm trong một sớm, một chiều. Xác định rõ các vấn đề then chốt, huyện tập trung chỉ đạo các phòng chuyên môn, đặc biệt là Phòng Nông nghiệp và Trạm Khuyến nông tuyên truyền phổ biến và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật tới các hộ nông dân bằng nhiều phương pháp phù hợp với nhận thức của người dân như: cầm tay chỉ việc, chuyển giao kỹ thuật ngay tại đồng ruộng; xây dựng các mô hình trình diễn...

Bên cạnh đó, bằng nhiều nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh và huyện, nông dân được nhận 100% các giống cây trồng phục vụ sản xuất như: lúa, ngô lai, đậu tương, lạc... hỗ trợ một phần phân bón, vật tư nông nghiệp...

Nhờ đó, diện tích các loại cây trồng tăng nhanh. Nếu như năm 1993, diện tích lúa nước vụ xuân của toàn huyện chỉ có vài ha thì đến năm 2000 tăng lên 227 ha, năm 2005 là 425 ha, năm 2009 là 530 ha và toàn bộ được sử dụng các giống lúa lai.

Bên cạnh đó, huyện còn chú trọng đến một số cây công nghiệp, trong đó cây chè Shan và cây đậu tương được huyện xác định là hai loại cây có vị trí quan trọng trong cơ cấu các loại cây trồng. Riêng cây đậu tương là một trong những loại cây ngắn ngày có hiệu quả kinh tế cao, cải tạo đất tốt và quan trọng hơn thị trường tiêu thụ khá rộng. Từ 1,7 ha thử nghiệm ban đầu, đến nay đã trồng ổn định trên 100 ha đậu tương. Hiện toàn huyện vẫn còn trên 500 ha lúa nước chỉ sản xuất một vụ, do vậy việc phát triển cây đậu tương dưới chân ruộng một vụ sẽ giúp người dân tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở vùng cao Trạm Tấu đang có những bước đi đúng hướng, tuy nhiên trong tập đoàn cây trồng chưa đa dạng và thực sự phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương. Cây ngô là một trong những loại cây gắn bó từ rất lâu với người dân địa phương nhưng việc phát triển loại cây này lại đang vấp phải nhiều khó khăn từ nhận thức chưa đúng của người dân.

Trong hội nghị Ban chấp hành mở rộng của Đảng bộ huyện Trạm Tấu được tổ chức mới đây, khi đồng chí Bí thư Huyện ủy nêu ra ý kiến có thể thay thế cây ngô vào một phần diện tích lúa nương kém hiệu quả hay không, thì ngay lập tức bí thư của ba xã: Bản Mù, Trạm Tấu, Pá Hu lên tiếng phản đối. Các đồng chí này cho rằng, trên đất nương rẫy nếu cây lúa nương không phát triển được thì không một loại cây lương thực nào lên được! Cũng với câu hỏi trên, các cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện khẳng định có thể trồng ngô được với điều kiện phải chăm sóc tốt và có đầu tư phân bón. Tuy nhiên, bí thư các xã trên vẫn khăng khăng với ý kiến của mình, điều đó cho thấy tập quán cũ đã ăn sâu vào không chỉ trong người dân mà còn cả đội ngũ lãnh đạo xã.

Để thay đổi một tập quán canh tác từ bao đời nay của người Mông là không dễ, tuy nhiên không phải không làm được! Trong thực tế đã có những cuộc vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng vụ thành công và hiện nay đang phát huy hiệu quả thiết thực. Bài học rút ra từ thực tế đó là phải có sự quyết tâm, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Trước đây, Trạm Tấu đã làm nhiều cuộc vận động lớn rất thành công và đó là cơ sở, là động lực để Trạm Tấu tiếp tục thực hiện những cải cách, mang lại lợi ích trong phat triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho người dân.

Anh Dũng

Các tin khác

Nhà máy sản xuất tấm pin mặt trời đầu tiên tại Việt Nam sẽ được khánh thành vào hôm nay 27.4 tại cụm công nghiệp Đức Hòa Hạ (H.Đức Hòa, tỉnh Long An).

Mở đầu tuần mới (27/4), giá vàng trong nước tăng nhẹ 6.000 đồng/chỉ, lên mức 1,99 triệu đồng/chỉ. Giao dịch trên thị trường khá trầm lắng.

Hội viên nông dân xã Hợp Minh tích cực tham gia phong trào làm đường giao thông nông thôn.

YBĐT - Trong quý I/2009, thành phố có 33 doanh nghiệp hoạt động, kinh doanh ổn định và tăng trưởng, chiếm tỷ lệ 76,74%.

Đây là con số thống kê mới nhất theo tính toán của Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính. Theo đó, trong thời hạn 5 tháng đầu năm 2009, từ 1/1 - 31/5, số thuế thu nhập cá nhân (TNCN) được giãn nộp sẽ vào khoảng 4.000 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục