Phình Hồ: Muốn đổi thay thì phải xóa tư tưởng trông chờ

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/4/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Cao trên nghìn mét so với mực nước biển, Phình Hồ mang đặc trưng của khí hậu vùng cao, độ ẩm bình quân là 84%/năm; số giờ nắng đạt từ 1800 - 2000 giờ; lượng mưa trung bình đạt 1.200 giờ/năm... Vì vậy, giống như xã Suối Giàng của Văn Chấn, người dân Phình Hồ hầu hết là người Mông và Phình Hồ cũng có chè Shan tuyết vùng cao. Toàn xã có 197 hộ, 1.168 khẩu và 80,60 ha chè Shan, những cây chè tuổi đời đã hàng trăm năm. Tuy nhiên, cũng như các xã vùng cao huyện Trạm Tấu, Phình Hồ rất nghèo và trong xã vẫn còn 103 hộ diện đói nghèo.

Bà con người Mông ở Phình Hồ tham gia làm đường giao thông.
Bà con người Mông ở Phình Hồ tham gia làm đường giao thông.

Chủ tịch UBND xã - Sùng A Nu khoảng 30 tuổi. Cán bộ vùng cao tuổi đời như vậy không nhiều! Trong câu chuyện về tình hình kinh tế, xã hội của xã, anh cho biết, với diện tích tự nhiên 3033 ha, Phình Hồ là xã có diện tích tự nhiên nhỏ nhất Trạm Tấu. Toàn xã có 2.232 ha đất lâm nghiệp, chỉ có 34,82 ha đất sản xuất, trong đó có 24 ha lúa nước. Ruộng ít, canh tác nhiều năm đã bạc mầu, năng suất thấp nên lương thực chỉ đạt sản lượng khoảng 150 tấn/năm.

Cùng lúa ruộng, cây chè là chủ lực, mỗi năm cũng cho thu khoảng 80 tấn búp tươi nhưng do giá cả cũng lên xuống thất thường, lại không được chăm sóc nên diện tích chè cứ mai một dần. Vì vậy, cây lúa nương, cây màu vẫn được phát triển để giải quyết nhu cầu lương thực. Trung bình mỗi năm có 108 ha lúa nương và 74 ha ngô, năng suất cũng chỉ khoảng trên 1 tấn /ha.

Gia súc cũng đã được bà con chú trọng phát triển, tuy nhiên cả xã mới có 243 trâu, 194 con bò, ngựa và trên 100 con dê (chủ yếu là dê dự án). Cùng nguyên nhân khách quan, nhiều gia đình thiếu đất canh tác và do tư tưởng, trông chờ, ỷ lại, là những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo.

Đói, nhiều người dân lên rừng vác gỗ thuê. Vì cuộc sống thường ngày nên cây chè Shan cũng bị khai thác theo kiểu huỷ diệt. Nhiều người dùng cây kéo gẫy cả cành để hái chè, vì vậy những cây chè hàng trăm năm tuổi cứ lụi dần, trơ cành ngọn. Với kiểu tận thu như thế này, không biết những cây chè Shan quí sẽ tồn tại được bao năm?

Làm thế nào để đưa cuộc sống của bà con đi lên? Làm dịch vụ du lịch có lẽ là hướng đi mà Phình Hồ đang trăn trở. “Vì khi đường làm xong, nhiều người đã đến với xã, trong đó có cả những du khách, nhưng họ đến một lúc lại về, vì chẳng có gì để ở, mặc dù ai cũng bảo trên này khí hậu trong lành mát mẻ như Sa Pa, như Suối Giàng” - Chủ tịch Hội Nông dân xã Vàng A Thái cho biết. Có lẽ  để phát triển du lịch thì cần phải có thời gian, nhưng để đảm bảo cuộc sống trước mắt thì Phình Hồ cần làm tốt việc phân chia lại đất đai theo tinh thần Nghị quyết 03, 06 của Tỉnh ủy. Trong đó, phải đẩy mạnh vận động nhân dân xoá bỏ tư duy làm ăn cũ, lạc hậu, xoá bỏ tư tưởng bao cấp đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thâm canh tăng năng suất cây trồng, phát triển chăn nuôi...

Đúng như lời Bí thư Đảng ủy xã - Sùng A Đơ thì để đưa cuộc sống bà con đi lên, Phình Hồ phải xây dựng bộ máy chính quyền vững mạnh, trong đó mỗi cán bộ, đảng viên phải thực sự là những người gương mẫu trong việc chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, gương mẫu trong việc phát triển kinh tế.

 Trong chuyến lên công tác tại xã Phình Hồ, ấn tượng sâu đậm nhất với chúng tôi khi chứng kiến cảnh vài trăm người ở thôn: Tà Chử, Chí Lư, Suối Xuân, Phình Hồ, trong đó có nhưng người già, nhiều phụ nữ địu con bất chấp trời nắng gay gắt hăng hái tham gia làm đường giao thông. Cán bộ địa chính xã - Sùng A Su khoe rằng, các thôn đều huy động 100% hộ dân tham gia làm đường, có gia đình huy động ba, bốn người đi làm đường. Chẳng vậy mà chỉ sau hơn hai ngày, con đường từ thôn Chí Lư xuống thôn Suối Xuân có khổ đường rộng 3 mét, xe máy đi lại dễ dàng đã được định hình.

Tạm biệt Phình Hồ, chúng tôi cảm nhận đang có sự thay đổi ở vùng cao. Nhưng để có sự thay đổi thật sự thì trước hết mỗi người dân Phình Hồ phải cố gắng nhiều hơn nữa để kết hợp với việc Chính phủ triển khai Đề án 30 A nhằm hỗ trợ các huyện đặc biệt khó khăn, đặc biệt là Trạm Tấu cũng đang tích cực triển khai Nghị quyết 03, Nghị quyết 06 của Tỉnh ủy... thì cuộc sống của người Phình Hồ sẽ đổi thay nhanh hơn!

Nguyễn Đình

Các tin khác
Vụ xuân, thị xã Nghĩa Lộ gieo cấy gần 720 ha lúa.

YBĐT - Hiện nay, diện tích lúa xuân trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) sinh trưởng và phát triển tốt, lúa đã trỗ ước khoảng 70% diện tích, tập trung vào trà 1 ở các giống HYT100, 388… Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời tiết diễn biến bất thường làm cho sâu bệnh dễ phát triển.

YBĐT - Giúp nông dân có kiến thức khoa học kỹ thuật (KHKT) cơ bản trong sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông sản, Trạm Khuyến nông Văn Yên (Yên Bái) xác định hoạt động tập huấn đào tạo là một trong những nhiệm vụ cơ bản của hoạt động khuyến nông.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), lượng thép tiêu thụ trong tháng 4-2009 đạt 360.000 tấn, tăng 20% so với tháng trước.

Ngân hàng Nhà nước vừa thông báo một số mức lãi suất bằng đồng Việt Nam. Lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu được giữ nguyên như cũ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục