Vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang vào đỉnh vụ: Điệp khúc 'kẻ khóc người cười'

  • Cập nhật: Thứ hai, 15/6/2009 | 12:00:00 AM

Cho đến thời điểm này, vải thiều chính vụ ở Lục Ngạn - Bắc Giang, mới chính thức thu hoạch và dù giá bán được dự báo tăng, thực tế cho thấy vẫn có tình hình "kẻ khóc người cười".

Mất mùa vẫn lo… tắc đường   Ảnh chụp chiều 14/6 tại thị trấn Chũ, Lục Ngạn, Bắc Giang
Mất mùa vẫn lo… tắc đường Ảnh chụp chiều 14/6 tại thị trấn Chũ, Lục Ngạn, Bắc Giang

Sản lượng vải toàn tỉnh Bắc Giang năm nay ước đạt hơn 120 nghìn tấn, giảm khoảng 1/2 so với năm 2008. Như phản ánh trên Tiền Phong số 159 ngày 8/6/2009, nhiều người hy vọng giá vải sẽ tăng gấp đôi.

Những trái vải đầu mùa bán tại TPHCM, Hà Nội thời điểm giữa tháng 5 có thể đạt tới hơn 30 nghìn đồng/kg. Từ cuối tháng 5 sang đầu tháng 6, giá vải sút giảm phổ biến ở mức 8-15 nghìn đồng/kg. Ngày 14/6, giá vải thiều tại các điểm cân ở Lục Ngạn phổ biến ở mức 6-9 nghìn đồng/kg.

Tại các xã Quý Sơn, Thanh Hải, Nghĩa Hồ, Giáp Sơn là những địa phương có tiếng về vải thiều thì năm nay xuất hiện tình trạng “năm ăn năm thua”, “người cười kẻ khóc”.

Gia đình ông Hải ở Quý Sơn vẫn thu được gần chục tấn thì ngay vườn bên cạnh vải thiều chỉ đủ cho trẻ ăn chơi. Tình trạng này dẫn đến nhiều hộ trồng vải gặp khó khăn trước món nợ ngân hàng phải trả.

Ông Tống Ngọc Bắc - Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết: “Năm nay vải thiều mất mùa nhưng nhiều khả năng sẽ bán được giá hơn năm 2008. Hiện chúng tôi đang tập trung tuyên truyền, khuyến cáo dân thực hiện việc chăm sóc quả vải đúng quy trình để đạt chất lượng tốt nhất, bảo đảm uy tín và thương hiệu vải thiều Lục Ngạn.

Nhiều người từ những địa phương khác đã mang vải quê mình lên Lục Ngạn để bán cho được giá. Các điểm cân ở khu vực xã Phượng Sơn, Chũ, Nghĩa Hồ tấp nập hơn từng ngày, từng giờ. Trung Quốc công bố 5 mặt hàng nông sản trong đó có vải thiều của Việt Nam phải có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá mới được xuất khẩu.

Tỉnh Bắc Giang đã khuyến cáo bà con đăng ký xuất xứ hàng hoá, thực hiện sản xuất hàng hoá an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Tuy nhiên, tại Bắc Giang mới chỉ có 2.900 ha đăng ký và đáp ứng được yêu cầu về quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, bằng 5 phần trăm tổng diện tích vải toàn tỉnh.

(Theo TPO)

Các tin khác
Nhiều mô hình làm kinh tế tổng hợp bước đầu đã cho thu nhập cao.

YBĐT - Thôn Kiến Thịnh 2 xã Chấn Thịnh (Văn Chấn) từ lâu đã được biết đến như một điển hình trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Thôn có 112 hộ gồm 3 dân tộc: Tày, Thái, Kinh.

Đồng bào Mông xã La Pán Tẩn chăn nuôi lợn.
(Ảnh: Nguyễn Minh Đức)

YBĐT - Địa bàn xã Lao Chải (Mù Cang Chải) rộng tới 15.680 ha, dân số 6.742 nhân khẩu và 100% là đồng bào dân tộc Mông, sống rải rác trên các sườn đồi ở 14 thôn bản, trình độ dân trí không đồng đều. Đời sống nhân dân chủ yếu phụ thuộc vào nương rẫy nhưng đất sản xuất nông - lâm nghiệp chỉ có 1.400ha (chiếm 8,8% tổng diện tích), tập quán sản xuất còn lạc hậu dẫn tới tỷ lệ đói nghèo cao.

Thủ tướng vừa yêu cầu Bộ Tài chính trích 47,1 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2009 để hỗ trợ một số địa phương chống hạn vụ đông xuân 2008-2009.

Ngân hàng Nhà nước cho biết: Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất (HTLS) bằng đồng Việt Nam đến ngày 11/6 là 338.431,17 tỷ đồng, tăng 6.524,62 tỷ đồng (tương đương tăng 1,96%) so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục