Nhiều doanh nghiệp Nhà nước ngập trong nợ nần
- Cập nhật: Thứ sáu, 24/7/2009 | 12:00:00 AM
Dù được đánh giá là vẫn "ăn nên làm ra" trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, song theo kết quả kiểm toán năm 2008 tổng số nợ của các doanh nghiệp Nhà nước vẫn lên tới 181.000 tỷ đồng.
Tổng số nợ của các doanh nghiệp Nhà nước là 181.000 tỷ đồng.
|
Năm 2008, Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện 135 cuộc kiểm toán tại 35 tỉnh thành, 20 Bộ, 23 tập đoàn kinh tế và nhiều tổng công ty và tổ chức tài chính... Kết quả kiểm tra của 224 đơn vị thành viên thuộc 16 tập đoàn tổng công ty, số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ chiếm gần 10%.
Một số đơn vị thua lỗ nhiều trong năm 2006 là Tổng công ty Sông Hồng và Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, với số tiền 57,7 tỷ đồng. Tổng công ty lắp máy VN lỗ lũy kế đến tháng 12/2007 là 23,4 tỷ đồng, Tổng công ty xây dựng Sài Gòn lỗ 90,4 tỷ đồng, tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 - 93,4 tỷ đồng và Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 lỗ 102,7 tỷ đồng...
Các tổng công ty khác như Khánh Việt, Địa ốc Sài Gòn, tuy số lãi theo báo cáo, trên 600 tỷ đồng, nhưng số nợ phải trả hơn 4.600 tỷ đồng, chiếm lần lượt là 40 và hơn 60% tổng nguồn vốn. Như vậy, mặc dù lợi nhuận trước thuế, theo báo cáo của kiểm toán, đạt gần 1.800 tỷ đồng, nhưng số nợ phải trả quá lớn.
Tính đến hết tháng 12/2007, tổng số nợ phải thu của các doanh nghiệp nhà nước được kiểm toán là 32.409 tỷ đồng. Tỷ lệ bình quân phải thu trên tổng tài sản là 10,8% và trên vốn chủ sở hữu là 29,03%. Và tính đến hết năm, tổng số nợ mà các doanh nghiệp Nhà nước phải trả là trên 181.000 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn bình quân hơn 60%.
Theo Phó tổng kiểm toán Nhà nước - Lê Minh Khái, các khoản nợ của tập đoàn và tổng công ty Nhà nước trên không đáng lo ngại và vẫn bảo toàn được vốn nhà nước nhờ mở rộng sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm. Trong đó, Tập đoàn Điện lực được coi là doanh nghiệp nhà nước hoạt động đa ngành với tổng lợi nhuận trước thuế đạt cao nhất với 4.400 tỷ đồng.
Đối với các tổ chức tài chính, ngân hàng, trong năm 2008, Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán báo cáo tài chính tại 162 đơn vị thành viên, chi nhánh trực thuộc của 7 tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Kết quả cho thấy, hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại nhà nước vẫn còn vượt nhu cầu vốn của khách hàng, cho vay không đúng đối tượng, trích lập dự phòng rủi ro không chính xác… Ngoài ra, việc quản lý và theo dõi công nợ giữa hội sở chính và các chi nhánh còn chưa kịp thời và nhầm lẫn… Nguyên nhân là các ngân hàng phân loại nợ vẫn mang tính chủ quan, các chi nhánh chỉ căn cứ kế hoạch tài chính, quỹ tiền lương được duyệt để điều chỉnh nhóm nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
Một điểm đáng chú ý trong báo cáo kiểm toán năm 2008 là hầu hết các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, ngân hàng... bị sai lệch, không phản ánh đúng thực tế tài sản, chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh của các đơn vị này.
Sai phạm vẫn tập trung vào những “ông lớn” như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty Hàng hải (Vinalines), Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama), Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco)…
(Theo VnExpress)
Các tin khác
YBĐT - Gia đình chị Bàn Thị Linh, dân tộc Dao là một trong những hộ nghèo của xã Lâm Giang (huyện Văn Yên). Mặc dù làm nông nghiệp nhưng cũng giống nhiều hộ khác trong thôn 9 – một thôn đặc biệt khó khăn của xã, nhà chị Linh không có ruộng. Cuộc sống của vợ chồng chị và 3 đứa con chủ yếu trông vào vài sào đất đồi, mỗi năm trồng 2 vụ ngô và ít cây màu khác. Chị Linh cho biết: “May mà còn có cây ngô nên gia đình tôi đã duy trì được cuộc sống, chứ không thì gia đình chẳng biết trông vào đâu”.
Mặc dù đến nay toàn huyện Văn Yên có trên 554 ha chè, trong đó có 196 ha chè lai, chè nhập nội, còn lại 357 ha chè giống cũ, già cỗi, trồng nhỏ lẻ do vậy năng suất chỉ đạt trên 50 tạ/ha, chất lượng búp không đáp ứng cho chế biến, người dân chưa thể sống bằng cây chè.
YBĐT - Là một trong hàng loạt Ngân hàng thương mại được giao cho vay hỗ trợ lãi suất, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Yên Bái đã nhanh chóng triển khai cho vay vốn tới các thành phần kinh tế theo chủ trương kích cầu hỗ trợ lãi suất của Chính phủ.
Tại cuộc hội thảo về "Hiệu quả gói giải pháp kích cầu của Chính phủ" do Hội Các nhà quản trị doanh nghiệp (VACD) tổ chức ngày 23-7 tại Hà Nội, các chuyên gia đều nhận định, gói giải pháp kích cầu đầu tư, hỗ trợ lãi suất (HTLS) của Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sản xuất của các doanh nghiệp (DN), bảo đảm việc làm cho người lao động... Tuy nhiên, việc triển khai các gói kích cầu cũng bộc lộ những tồn tại...