Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 9: Tập trung bình ổn giá, kiểm soát lạm phát
- Cập nhật: Thứ sáu, 1/10/2010 | 7:51:42 AM
Ngày 30-9, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 9-2010. Chiều cùng ngày, Văn phòng Chính phủ (VPCP) đã tổ chức họp báo tại Hà Nội.
Xăng là một trong các mặt hàng được tiếp tục bình ổn giá.
|
-
Giá cả hàng tiêu dùng đang có dấu hiệu tăng
Bộ trưởng - Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc dẫn thông tin từ phiên họp của Chính phủ cho biết, các thành viên Chính phủ thống nhất nhận định, kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm phát triển theo chiều hướng tích cực. Nền kinh tế tiếp tục phục hồi khá nhanh, cao hơn cùng kỳ năm 2008 và 2009.
Tất cả các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm 2010 đạt khoảng 6,52%, quý sau cao hơn quý trước (quý 1 tăng 5,83%, quý 2 tăng 6,40%, quý 3 tăng khoảng 7,16%). Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng 13,8%, cao hơn so với kế hoạch cả năm. Dự kiến GDP cả năm đạt khoảng 6,7%. Mặc dù chịu ảnh hưởng của hạn hán và bão lũ song sản xuất nông nghiệp vẫn phát triển khá ổn định, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước; dịch bệnh được kiểm soát.
Tuy nhiên, các thành viên Chính phủ cho rằng nền kinh tế còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là giá cả hàng tiêu dùng đang có dấu hiệu tăng và giá vàng tăng cao, đặc biệt là do áp lực tăng giá trên thị trường thế giới. Cụ thể, trong tháng 9-2010, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,31% so với tháng trước, tăng 6,46% so với tháng 12-2009, trong đó nhóm thiết bị dạy học, đồ dùng học sinh có chỉ số giá tăng cao nhất (12,02%), do nhu cầu tăng mạnh phục vụ cho năm học mới. Ngoài ra, giá lương thực cũng tăng khá cao.
Như vậy, sau 6 tháng liên tục giữ được mức tăng chỉ số giá dưới 1% (trong đó có 5 tháng dưới 0,3%), chỉ số giá có dấu hiệu tăng trở lại. Tuy nhiên, theo ông Phúc, việc lạm phát tăng cao trong tháng qua chủ yếu do đến mùa tựu trường, vì vậy không có gì bất thường. Chính phủ cũng đã phân tích kỹ tình hình, đồng thời có những giải pháp để bảo đảm kiềm chế lạm phát cả năm dưới 8%.
-
Hạn chế cắt điện
Kết luận phiên họp, Thủ tướng lưu ý, các bộ, ngành, địa phương tập trung vào một số trọng tâm. Trước hết tăng cường công tác bình ổn giá, tiếp tục quản lý một cách hợp lý giá một số mặt hàng đầu vào như xăng, dầu, điện, than. Ông Nguyễn Xuân Phúc cho hay, sắp tới Chính phủ sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc để thống nhất giữa các bộ, ngành, địa phương cùng nhau triển khai kiểm soát có hiệu quả giá cả, kiềm chế lạm phát từ nay đến cuối năm.
Về chính sách tiền tệ, Thủ tướng yêu cầu, cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng để duy trì tốc độ tăng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán ở mức hợp lý, phù hợp với mục tiêu phát triển và yêu cầu kiềm chế lạm phát. Giảm dần mặt bằng lãi suất tín dụng; điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối theo hướng ổn định, phù hợp với các cân đối vĩ mô.
Đặc biệt, trước nguy cơ thiếu điện hiện nay, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương chỉ đạo triển khai các biện pháp phát huy hết công suất các nhà máy điện hiện có, bảo đảm cân đối các nguồn điện cả trước mắt và lâu dài, chú trọng quy hoạch phát triển các nhà máy điện. Chỉ đạo quyết liệt thực hiện các biện pháp tiết kiệm sử dụng điện, thúc đẩy tiến độ thi công các dự án nhà máy điện. Thủ tướng yêu cầu trước mắt hạn chế cắt điện, đồng thời đẩy mạnh việc bổ sung nguồn điện mới và có thể mua điện giá cao, đồng thời có phương án về tính giá bán điện cho hộ tiêu dùng theo nguyên tắc thị trường áp dụng từ năm 2011, có chính sách hỗ trợ phù hợp cho người nghèo
| |
Các tin khác
Cá tra Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ lấy Philippines làn căn cứ đánh thuế.
YBĐT - Tính đến hết tháng 8/2010, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã thu được 28,2 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước (đạt 93% kế hoạch được giao và 84% kế hoạch phấn đấu).
Ngày 29-9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành thông tư số 20 hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều hành công cụ chính sách tiền tệ, để khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Ngày 30.9, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và Zarubezhneft tổ chức lễ đón nhận dòng dầu đầu tiên của Công ty liên doanh Rusvietpetro (Petrovietnam sở hữu 49% cổ phần) tại khu vực mỏ Bắc Hosedayuskoe, khu tự trị Nenetsky, Liên bang Nga.