Yên Bình: Phát triển mạnh nghề cá lồng

  • Cập nhật: Thứ hai, 11/10/2010 | 9:41:06 AM

YBĐT - Nhằm từng bước đưa chăn nuôi thủy sản trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã không ngừng áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa vào nhiều con giống có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao… Đến nay, toàn huyện đã có hàng trăm lồng cá với sản lượng đánh bắt trên 2.000 tấn/năm.

Nuôi cá lồng đem lại nguồn lợi nhuận kinh tế cho nhiều nông dân.
(Ảnh: Thanh Tân)
Nuôi cá lồng đem lại nguồn lợi nhuận kinh tế cho nhiều nông dân. (Ảnh: Thanh Tân)

Với 15.000 ha mặt nước hồ Thác Bà, gần 400 ha mặt nước ao đầm, từ lâu chăn nuôi thủy sản được coi là một trong những thế mạnh để giải quyết bài toán xóa đói, giảm nghèo ở huyện Yên Bình.

Tuy nhiên, tiềm năng này mới thực sự được khai thác khi nghề nuôi cá lồng bắt đầu phát triển vào đầu những năm 2000. Cũng như nhiều cây, con giống mới, ban đầu nuôi cá lồng là một khái niệm khá xa lạ đối với nhiều người dân, họ tiếp nhận nó với một thái độ dè dặt. Bởi nuôi cá lồng đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn về vốn và kỹ thuật so với cách nuôi truyền thống. Một lồng cá nếu chi phí cả khung lẫn lưới trung bình hết khoảng 5 triệu đồng.

Thêm vào đó, giá thành mua con giống cũng không phải là nhỏ cùng với những rủi ro về dịch bệnh, rồi sự bấp bênh của giá cả thị trường vẫn thường xuyên xảy ra. Theo bà Phạm Thị Lai - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện, để người dân tiếp cận và thấy được hiệu quả của việc nuôi cá lồng, Phòng đã phối hợp với Trạm Khuyến nông mở hàng trăm lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá và tổ chức nhiều cuộc tham quan mô hình nuôi cá lồng ở nhiều nơi; chỉ đạo các xã, thị trấn tiến hành rà soát, phân vùng, chọn những nơi có độ dốc lớn và nhiều thức ăn tự nhiên để vận động người dân nuôi thả.

Bên cạnh đó, để khuyến khích người dân phát triển nghề này, tỉnh cũng hỗ trợ 3 triệu đồng/lồng cá. Vì thế, dần dần nhiều người đã nhận ra lợi ích thiết thực từ việc nuôi cá lồng, nên số lồng cá cũng tăng dần theo từng năm. Thậm chí, nhiều hộ còn đầu tư, làm mới hàng chục lồng cá, tiêu biểu như ông Bình, thôn Ngòi Tu, xã Vũ Linh, năm nay đã mạnh dạn đầu tư nuôi mới 20 lồng cá. Số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp, hiện toàn huyện đã có 324 lồng cá, chủ yếu là cá trắm và rô phi đơn tính. Bắt đầu từ một vài xã, đến nay nghề nuôi cá lồng đã có mặt trên 12 xã vùng hồ.

Ông Phạm Quang Hưng -  Chủ tịch UBND xã Thịnh Hưng cho biết: “Ngoài 500 ha mặt nước hồ, xã còn tận dụng 19,5 ha diện tích ao, đầm để nuôi thả cá. Hiện toàn xã đã có gần 40 lồng cá".

So với nhiều nơi thì việc nuôi cá lồng trên hồ rất thuận lợi bởi nguồn nước đảm bảo, lại ổn định nên cá sinh trưởng, phát triển rất tốt. Nếu thời tiết thuận lợi, cá được giá thì mỗi lồng trung bình cho thu nhập gần 10 triệu đồng/năm. Nhiều người trước kia quen đánh bắt cá trên vùng hồ, nay cũng chuyển nghề sang nuôi cá lồng.

Ông Nguyễn Đức Thịnh, thôn Ao Khoai, xã Thịnh Hưng, là một trong những người như vậy. Ông cho biết: “Gia đình tôi có truyền thống đánh bắt cá lâu đời, nhưng vài năm gần đây lượng cá trên vùng hồ giảm đi nên tôi bàn với gia đình chuyển sang nuôi cá lồng. Từ một vài lồng giờ đây trong tôi đã có 35 lồng cá”.

Ngoài các loại cá truyền thống như trắm cỏ, cá chép, cá mè, rô phi đơn tính… gần đây, nhiều giống thủy sản mới có năng suất, chất lượng cao dự định cũng được đưa vào nuôi thử nghiệm như cá tầm, cá chiên, cá tra. Được biết, hiện nay Công ty Cá tầm Phương Bắc đã nuôi thử nghiệm thành công cá tầm bố mẹ trên hồ Thác Bà, mở ra một hướng mới để Yên Bái trở thành địa phương cung cấp cá tầm thương phẩm cho thị trường trong nước và thế giới.

Đến nay, doanh nghiệp đã có 40 lồng cá tầm. Dự kiến năm 2012, Công ty sẽ chuyển giao cho người dân về kỹ thuật nuôi, cung cấp con giống và bao tiêu sản phẩm đầu ra. Tuy nhiên, việc đầu tư một lồng nuôi cá tầm là rất tốn kém, có thể từ 170 - 200 triệu đồng. Bên cạnh đó cũng đòi hỏi người nuôi cũng phải nắm chắc được những kỹ thuật chăn nuôi.

Lợi ích kinh tế từ nghề nuôi cá lồng là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, việc phát triển nghề nuôi cá lồng hiện nay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh về mặt nước của huyện. Hiện mới chỉ có một vài xã ven hồ phát triển nghề này, còn nhiều nơi diện tích này vẫn đang bị bỏ không một cách lãng phí.

Hùng Cường

Các tin khác
Mô hình trang trại lợn của một hộ nông dân thôn Ngọn Ngòi, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên. (Ảnh: Quỳnh Nga)

YBĐT - Ngày 20/5/2008, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 09/2008/QĐ-UBND về việc Ban hành quy định một số chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2008 – 2010.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp giấy phép nhập khẩu vàng cho khoảng 10 đơn vị với khối lượng khoảng 3 tấn khiến giá vàng trong nước bám sát với giá thế giới hơn. Động thái này cũng giảm đà tăng giá của USD.

Ảnh minh họa

YBĐT - Đến ngày 6/10, toàn huyện Trấn Yên (Yên Bái)  đã thu hoạch được gần 1.400 ha lúa (năng suất dự ước đạt 46 - 47 tạ/ha) tập trung chủ yếu ở các xã Báo Đáp, Đào Thịnh, Việt Thành, Minh Quân.

Trò chơi đẩy gậy của người Mông, xã Suối Giàng.

YBĐT - Vừa qua, tại thôn Giàng B, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn (Yên Bái), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã tổ chức ra mắt khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục