Hiệu quả từ đồng vốn tín dụng nhân dân

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/7/2013 | 9:23:45 AM

YBĐT - Đến nay toàn tỉnh Yên Bái có 17 Qũy tín dụng nhân dân (QTDND) được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại 6/9 huyện, thị xã, thành phố với số thành viên tham gia lên tới 17.730 người, chiếm tỷ lệ 44,82% số hộ tại các địa phương có QTDND. Tổng nguồn vốn hoạt động (tính tới thời điểm 31/12/2012) đạt 375.192 triệu đồng.

Nhờ có nguồn vốn từ Quỹ tín dụng nhân dân, chị Phạm Thị Hằng đã mở rộng quy mô trang trại cam.
Nhờ có nguồn vốn từ Quỹ tín dụng nhân dân, chị Phạm Thị Hằng đã mở rộng quy mô trang trại cam.

Dư nợ cho vay thành viên đạt 304.302 triệu đồng. Hệ thống các QTDND ngày càng hoạt động hiệu quả góp phần phát triển kinh tế xã hội, ngăn chặn tệ nạn cho vay nặng lãi, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn. Từ đồng vốn của QTDND, nhiều hộ gia đình đã đầu tư sản xuất kinh doanh hiệu quả, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.

Mô hình sản xuất kinh doanh của bà Bùi Thị Véc ở xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn có quy mô khá với ngành nghề như: kinh doanh xăng dầu, chế biến chè và chế biến gỗ rừng trồng. Hoạt động trên nhiều lĩnh vực, doanh thu cả chục tỷ đồng mỗi năm như vậy thì món vay từ QTDND Chấn Thịnh sẽ chẳng thấm vào đâu nhưng bà Véc lại có cách nghĩ khác: "Đành rằng là hạn mức tín dụng tối đa chỉ có 230 triệu nhưng đồng vốn của QTD lại có ý nghĩa lớn, lý do đơn giản là trụ sở ngay tại khu dân cư, mình làm ăn thế nào cán bộ của quỹ đều biết rõ, vì thế mỗi khi cần vốn chạy qua trụ sở là được duyệt ngay, rút ngắn tối đa thời gian. Kinh doanh bây giờ nó vậy, nhiều tiền đến mấy cũng có lúc bí vốn và số tiền vay được từ QTDND luôn đáp ứng những lúc cần kíp nhất".

Cơ sở sản xuất, kinh doanh của bà Bùi Thị Véc đang thu hút trên 20 lao động, chủ yếu là người địa phương, có việc làm và thu nhập ổn định. Trao đổi với đoàn công tác của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Yên Bái, bà Véc kiến nghị: "Ngân hàng Nhà nước cần nâng hạn mức cho vay thành viên, nên lấy giá trị tài sản đảm bảo làm căn cứ tính toán tỷ lệ vay vốn chứ không nên quy định số vốn tự có của QTD".

Mặc dù mới ra đời và đi vào hoạt động được mấy năm nhưng cán bộ và thành viên của QTDND tại thị trấn Nông trường Trần Phú lại rất tự hào bởi số vốn của qũy khá lớn, phát triển nhanh số thành viên và đặc biệt là nhiều hộ thành viên đã trở nên giầu có, thu nhập vài trăm đến vài tỷ đồng mỗi năm.

Gia đình chị  Phạm Thị Hằng ở khu phố 7 không phải là hộ có thu nhập lớn nhất thị trấn nhưng nhờ có đồng vốn TDND mà gia đình chị đã mở rộng quy mô trang trại cam và đến nay đã bắt đầu cho thu nhập khá. Năm 2009 chị trở thành thành viên của QTDND Trần Phú và được duyệt vay 50 triệu đồng, số tiền ấy vợ chồng chị đầu tư toàn bộ vào việc mua thửa đất liền kề 6.000m2 để mở rộng vườn cam.

Hơn 1 năm sau chị Hằng đã trả đủ gốc và lãi cho quỹ. Đến năm 2012 vợ chồng chị lại tiếp tục vay 150 triệu để mua 2.000m2 đất và vật tư, phân bón về chăm sóc cam. Đến nay trang trại cam của gia định chị Hằng đã có trên 1.000 cây cam với các giống đường canh, sen, sành... mỗi năm trừ chi phí số tiền thu được khoảng trên dưới 500 triệu đồng.

Chị Hằng và nhiều thành viên QTDND kiến nghị: Ngân hàng Nhà nước cần cho phép các QTDND mở rộng quy mô địa bàn hoạt động, không nên bó buộc QTDND xã nào chỉ được phép phát triển thành viên ở xã đó và chỉ cho dân xã đó vay vốn. Làm như vậy hạn chế khả năng phát triển của quỹ, bên cạnh đó có nhiều người ở những xã liền kề muốn trở thành thành viên, muốn được vay vốn QTDND mà không được vì địa phương mình chưa có mô hình hợp tác xã kiểu này.

Hoạt động trên địa bàn xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên, QTDND Hưng Khánh cho vay chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chế biến chè, quế, gỗ và nhất là dịch vụ thương mại. Hộ gia đình thành viên Trần Quốc Khánh ở thôn 2 là một gia đình thuần nông và ít có điều kiện phát triển quy mô sản xuất do thiếu đất đai, vị trí nhà ở không thể làm dịch vụ thương mại. Năm 2000 gia đình anh Khánh quyết định vay số tiền 30 triệu đồng từ QTDND để đầu tư vào nghề chăn nuôi lợn nhằm phát huy mô hình chuồng trại mà Đề án phát triển chăn nuôi của tỉnh đã đầu tư.

3 năm qua chục lứa lợn đã xuất bán, vợ chồng anh có việc làm và thu nhập, trả được gốc và lãi cho quỹ. Được biết hiện nay nghề nuôi lợn đang gặp khó khăn bởi giá thức ăn khá cao trong khi giá lợn hơi lại giảm mạnh, gia đình anh Khánh vừa xuất bán trên 50 con lợn và hiện đang triển khai việc chuyển đổi giống lợn thường sang giống lợn siêu nạc có chất lượng thịt tốt hơn, lợn nhanh lớn hơn và giá cũng cao hơn.

Anh Khánh cho biết: nghề nuôi lợn đang rất khó nhưng chắc chắn sẽ không thể khó mãi vì nhu cầu thịt lợn là rất cao, mất cân đối giữa giá thức ăn và giá lợn hơi sẽ được khắc phục. Vấn đề là Nhà nước cần có cơ chế, chính sách mới, các tổ chức tín dụng nói chung và QTDND luôn đồng hành với nông dân nói chung và người chăn nuôi nói riêng là sẽ thành công".

Lê Phiên

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Ngày 18/7, Ngân hàng Nhà nước ban hành Chỉ thị 03/CT-NHNN về các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng trong những tháng cuối năm 2013.

Nông dân khẩn trương thu hoạch nốt diện tích lúa xuân để làm vụ mùa

YBĐT - Vụ mùa năm 2013, huyện Mù Cang Chải đặt mục tiêu gieo cấy 2.580ha, phấn đấu năng suất bình quân 45 tạ/ha và sản lượng thóc đạt trên 11.000 tấn. Cho đến thời điểm này, nông dân huyện đang đẩy nhanh tiến độ sản xuất, phấn đầu hoàn thành toàn bộ diện tích gieo cấy lúa mùa trong tháng 7 này.   

Về việc điều chỉnh giá xăng dầu từ tối 17.7, trong thông cáo báo chí phát đi sáng nay, Bộ Tài chính cho biết, giá xăng dầu trên thị trường thế giới bình quân 30 ngày gần đây (từ ngày 17.6 -16.7.2013) biến động chủ yếu theo xu hướng tăng và luôn dao động ở mức cao. Cụ thể: giá xăng RON 92: 117,47USD/thùng; dầu diesel 0,05S: 121,60USD/thùng; dầu hỏa: 118,91USD/thùng, dầu madút 3,5S: 612,24USD/tấn.

Bộ Xây dựng vừa có công văn yêu cầu sở xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổng hợp, báo cáo tình hình triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục