77 công việc không được sử dụng lao động nữ
- Cập nhật: Thứ sáu, 8/11/2013 | 8:28:51 AM
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có Thông tư 26/2013/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục công việc không được sử dụng lao động nữ áp dụng đối với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có sử dụng lao động nữ.
Ảnh minh họa
|
Theo Thông tư, có 35 công việc không được sử dụng lao động nữ bởi có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con, gồm: Trực tiếp nấu chảy và rót kim loại nóng chảy ở các lò điện hồ quang từ 0,5 tấn trở lên, lò quy bilo (luyện gang), lò bằng (luyện thép), lò cao; Cán kim loại nóng (trừ kim loại màu); làm việc theo ca thường xuyên ở giàn khoan trên biển (trừ dịch vụ y tế - xã hội, dịch vụ ăn ở); Lái máy thi công hạng nặng có công suất lớn hơn 36 mã lực như: máy xúc, máy gạt ủi, xe bánh xích (trừ các máy có hỗ trợ thủy lực); Các công việc phải mang vác trên 50 kg; Khảo sát đường sông ở những vùng có thác ghềnh cao, núi sâu nguy hiểm...
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 160 Bộ luật lao động 2012, các công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước, công việc làm thường xuyên dưới hầm mỏ cũng không được sử dụng lao động nữ. Thông tư 26 quy định cụ thể các công việc trên gồm: 1- Đổ bê tông dưới nước; thợ lặn; 2- Nạo vét cống ngầm (trừ nạo vét tự động, bằng máy); công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước bẩn hôi thối (từ 4 giờ trong một ngày trở lên, trên 3 ngày trong 1 tuần); 3- Đào lò, đào lò giếng; các công việc trong hầm mỏ (trừ dịch vụ y tế - xã hội và các công việc đột xuất theo yêu cầu quản lý điều hành, nhưng phải tuân thủ theo đúng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về an toàn và các quy định về tiêu chuẩn sức khỏe đối với lao động làm việc trong hầm mỏ).
39 công việc không được sử dụng lao động nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ
Ngoài 38 công việc trên, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng quy định 39 công việc không được sử dụng lao động nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi gồm: Các công việc ở môi trường bị ô nhiễm bởi điện từ trường vượt mức quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép (như công việc ở các đài phát sóng tần số radiô, đài phát thanh, phát hình và trạm vệ tinh viễn thông); trực tiếp tiếp xúc với các hóa chất trừ sâu, trừ cỏ, diệt mối mọt, diệt chuột, trừ muỗi có chứa Clo hữu cơ và một số hóa chất có khả năng gây biến đổi gen và ung thư.
Làm việc ở lò lên men thuốc lá, thuốc lào, lò sấy điếu thuốc lá; Phá dỡ khuôn đúc; Mang vác nặng trên 20 kg; Công việc phải ngâm mình dưới nước bẩn, dễ bị nhiễm trùng; Công việc có tư thế làm việc gò bó, trong không gian chật hẹp có khi phải nằm, cúi, khom... cũng là những công việc không được sử dụng lao động nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Thông tư yêu cầu người sử dụng lao động rà soát các công việc lao động nữ đang làm dựa theo danh mục các công việc không được sử dụng lao động nữ. Trên cơ sở đó có kế hoạch sắp xếp, đào tạo lại hoặc chuyển nghề, chuyển công việc phù hợp với sức khỏe của lao động nữ.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tăng cường thanh tra, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về sử dụng lao động nữ.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2013.
(Theo Chinhphu)
Các tin khác
Tối 7/11, Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam tổ chức Hội nghị khoa học tiêu hóa toàn quốc lần thứ 19 với sự tham gia của nhiều giáo sư, bác sỹ trong nước và một số chuyên gia nước ngoài trong lĩnh vực này.
Từ tháng 10 tới nay, cả nước đã có 15 tỉnh, thành phố triển khai tiêm lại vắc xin Quinvaxem với khoảng hơn 200.000 trẻ được chủng ngừa, trong đó ghi nhận 81 trường hợp có phản ứng sau tiêm chủng.
YBĐT - Hội LHPN tỉnh Yên Bái vinh dự được nhận giải tập thể với đề tài đã được ứng dụng rộng rãi đạt hiệu quả kinh tế cao, thiết thực phục vụ đời sống cho người nông dân tỉnh Yên Bái và đã được hội LHPN 14 tỉnh phía Bắc học tập để ứng dụng cho địa phương mình.
YBĐT - Ở xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) người ta vẫn nhắc chuyện đầu năm 2013, 20 hộ giáo dân có đất đã san sẻ cho 18 hộ không có đất sản xuất. Nghĩa cử cao đẹp đó không chỉ mang tới niềm vui, giúp 18 hộ không có đất có phương tiện sản xuất, giúp họ thoát nghèo đã làm nức lòng những người dân trong vùng, tạo sức lan tỏa của phong trào “lá lành đùm lá rách” trong cộng đồng.