Bệnh sởi xuất hiện trở lại

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/2/2014 | 2:17:09 PM

Theo báo cáo nhanh của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, từ tháng 12-2013 đến ngày 6-2-2014, Hà Nội đã ghi nhận 40 trường hợp mắc bệnh sởi. Như vậy, sau ba năm không có dịch, bệnh sởi đã xuất hiện trở lại từ cuối năm 2013.

Ảnh: Internet.
Ảnh: Internet.

Báo cáo này cũng cho thấy, riêng từ 1-1 đến 6-2 phát hiện 98 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó có 30 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với sởi. Trung bình mỗi ngày có một đến hai trường hợp mắc, ngày nhiều nhất có sáu trường hợp mắc. Các trường hợp mắc phân bố rải rác tại 36 phường của chín quận gồm: Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Đống Đa, Ba Đình, Long Biên, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy và Hà Đông.

Lứa tuổi mắc bệnh chủ yếu là trẻ em dưới năm tuổi (chiếm 78%), trong đó trẻ dưới một tuổi chiếm 57,5%. Trường hợp mắc nhỏ nhất là trẻ sáu tháng tuổi và lớn nhất là 31 tuổi.

Điều đáng nói, có đến 40% các trường hợp mắc bệnh trước đó chưa được tiêm vaccine phòng sởi.

Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm cho biết, để kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống bệnh Trung tâm Y tế dự phòng đang tiếp tục đẩy mạnh công tác giám sát, điều tra lấy mẫu triệt để phát hiện sớm ca bệnh. Mặt khác, tăng cường tuyên truyền, vận động người dân chủ động cho con đi tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch.

Theo thống kê từ Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), tính từ đầu năm 2014 đến nay, bệnh sởi đã xuất hiện ở một số địa phương như: Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Trong đó, riêng Lào Cai đã có 117 ca bệnh sởi, Yên Bái 99 ca, Sơn La 87 ca.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh sởi bắt đầu với các triệu chứng như sốt nhẹ, sau đó sốt cao 39 đến 40 độ, mệt mỏi kèm viêm kết mạc, chảy nước mũi, ho. Ban đỏ xuất hiện từ ngày thứ ba đến ngày thứ bảy của bệnh.

Khi thấy dấu hiệu sốt cao kèm theo phát ban (đỏ toàn thân), có triệu chứng viêm long (ho, hắt hơi, chảy mũi, mắt đỏ)… thì cần phải đến ngay cơ sở y tế khám và điều trị.

Đối với những trường hợp nhẹ, được hướng dẫn điều trị tại nhà, người bệnh cần theo dõi nhiệt độ hàng ngày, tránh gió lạnh, hạn chế tiếp xúc và thường xuyên đeo khẩu trang.

(Theo NDĐT)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Bộ Công Thương vừa công bố đường dây nóng về an toàn thực phẩm của lực lượng Quản lý thị trường qua số điện thoại: 1900 58 58 26.

Bộ Nội vụ vừa công bố dự thảo nghị định của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế để lấy ý kiến người dân.

Ảnh minh họa.

Ngày 6/2, Bộ Y tế có công điện số 441/CĐ-BYT gửi Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống và sẵn sàng ứng phó dịch bệnh do cúm A(H7N9) và các chủng vi rút cúm từ gia cầm lây sang người.

YBĐT - Theo quy định, đồ chơi trẻ em chỉ được phép lưu thông trên thị trường phải có chất lượng phù hợp theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 3:2009/BKHCN. Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện trên thị trường nhiều loại đồ chơi trẻ có xuất xứ sản xuất từ Trung Quốc không đạt tiêu chuẩn quy định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục