Không đội cho… oai !

  • Cập nhật: Thứ ba, 18/2/2014 | 2:46:49 PM

Sau nhiều năm vận động và quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm (MBH) khi đi mô tô xe máy, đến nay, chiếc MBH đã trở nên thân thiện hơn với đại đa số người dân, đặc biệt, nhờ hình thức, kiểu dáng, mẫu mã đa dạng và đẹp mắt nên chiếc mũ cũng trở nên thời trang hơn.

Dù mang mũ bảo hiểm nhưng hai cô gái này không đội.
Dù mang mũ bảo hiểm nhưng hai cô gái này không đội.

Ai cũng hiểu, đội mũ là đội cho mình, để mình được an toàn dù đi trên quốc lộ hay đường tỉnh, huyện, xã, thôn. Khi có MBH, chấn động được mũ hấp thụ nên nguy cơ chấn thương sọ não giảm thiểu tối đa. Một yếu tố không thể không nói tới là các lực lượng cảnh giao thông, cảnh sát cơ động, cảnh sát 113 tuần tra, kiểm soát rất mạnh nên ai đó không đội MBH mà phóng xe máy ra đường rất dễ bị tuýt còi, xử phạt.

Nhờ sự tích cực từ phía lực lượng chức năng mà không ít người có suy nghĩ: "Thôi, đội mũ cho yên tâm, đảm bảo an toàn cho bản thân, tránh bị cảnh sát bắt lại phải trình bày, mất cả sỹ diện". Đội mũ để thể hiện mình là người "đàng hoàng" đã góp phần xây dựng xã hội một xã hội tốt đẹp! Không biết các nhà xã hội học đánh giá thế nào, còn hiện nay, nhiều người đến thành phố này, thị trấn kia thấy 100% người dân đi xe máy đội MBH đều có cảm nhận nơi đó văn minh, tiến bộ!

Quanh chiếc MBH sẽ toàn là câu chuyện đẹp nếu không có chuyện một số người vẫn không chịu đội MBH. Đi một vòng quanh thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ, thị trấn Yên Bình, thị trấn Cổ Phúc, thị trấn Mậu A… vẫn thấy có nhiều trường hợp không đội MBH phóng xe máy vù vù. Họ là ai, vì sao họ không đội mũ? Xin thưa, có đủ loại nhưng nhiều nhất là thanh niên choai choai, có khi còn chưa đủ tuổi đi mô tô. Chúng được cha mẹ chiều chuộng, có đứa còn được mua xe riêng.

Chúng ra đường không có mũ, nhiều xe không có gương chiếu hậu, phóng bạt mạng, đèo ba, đèo bốn hoặc đi xe máy kéo theo một vài bạn… đi xe đạp. Trường hợp không đội MBH còn lại dù không nhiều bằng trẻ mới lớn nhưng không phải là ít, họ đã trung tuổi, cả nam lẫn nữ. Gần như họ có suy nghĩ "Đội cái mũ khiến mình mất sỹ diện" hay nói cách khác là "Không đội mũ, đi xe tay ga để thể hiện đẳng cấp".

Bọn trẻ đi xe máy không đội MBH thấy cảnh sát là bỏ chạy, cảnh sát, với phương tiện chuyên dụng cũng rất ít đuổi bắt, có đuổi bắt cũng ít nhận được sự đồng tình của dư luận. Thấy cảnh đuổi bắt nhiều người thốt lên: "Tham gì phạt mấy đồng, nhỡ con người ta đâm vào đâu thì khổ!". Đặc biệt, không ít tờ báo còn cho đăng tải bài viết với nội dung phê phán cảnh sát đuổi bắt người vi phạm luật giao thông.

Tại sao mọi người dễ dàng bỏ qua cho những đối tượng quậy phá, coi thường pháp luật như thế? Sao không nghĩ rằng chính những trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, trường hợp lạng lách, đánh võng, phóng nhanh, vượt ẩu là nguyên nhân chính dẫn đến những vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam? Có điều khá lạ là những trường hợp không đội mũ bảo hiểm cho… oai rất ít bị cảnh sát xử lý! Có hay không việc cảnh sát bỏ lơ những người không đội MBH đã từng được nhiều cơ quan truyền thông phản ánh? Rồi việc làm gì khi thấy "dân xã hội" không đội MBH phóng xe qua tổ tuần tra?

"Hãy đội MBH khi ngồi trên mô tô, xe máy" - câu khẩu hiệu đã có từ lâu nhưng còn nguyên giá trị.

Lê Phiên

Các tin khác
Đồng chí Hà Minh Huệ - Phó chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

YBĐT -  Sáng ngày 18/2, Hội Nhà báo tỉnh Yên Bái – đơn vị Thường trực Cụm thi đua Hội Nhà báo các tỉnh miền núi Tây Bắc năm 2013 đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua – khen thưởng cụm miền núi Tây Bắc năm 2013.

Nông dân ở Thanh Hóa chống rét cho mạ Xuân.

Khoảng sáng và trưa 18/2, bộ phận không khí lạnh tăng cường đang di chuyển xuống phía Nam sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh vùng núi phía Bắc và khu Đông Bắc, sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ.

Ngày 17/2, một ủy ban điều tra của Liên hợp quốc đã công bố báo cáo cáo buộc Triều Tiên vi phạm nhân quyền và dọa đưa hàng trăm quan chức nước này, kể cả lãnh đạo Kim Jong-un, ra Tòa án hình sự quốc tế (CPI) vì “tội ác chống nhân loại”.

Tuyên truyền về biến đổi khí hậu đến đồng bào vùng cao để họ có kiến thức ứng phó trong cuộc sống và sản xuất.
Ảnh: Người Mông xã Khao Mang (Mù Cang Chải) canh tác ngô trên đất dốc. (Ảnh: Lê Thanh)

YBĐT - Đã từ lâu lắm tôi mới lại được thấy và gặp lại sự lưu luyến ấy của người dân đối với một đêm biểu diễn văn hóa văn nghệ vốn cũng như bao đêm diễn khác. Một niềm vui, niềm vui mùa xuân Giáp Ngọ đang tới trong tôi lúc này, có cái gió, cái rét nhưng ấm áp tình người tại một bản Mông ở vùng cao Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục