Những triệu phú nông dân ở Thượng Bằng La

  • Cập nhật: Thứ sáu, 23/10/2015 | 11:04:47 AM

YênBái - YBĐT - Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp đỡ nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" đã mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân Thượng Bằng La với nhiều mô hình sản xuất hiệu quả được nhân rộng, từ đó đã xuất hiện ngày càng nhiều điển hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, làm giàu cho gia đình và xã hội.

Gia đình anh Hà Hoàng Phúc - thôn Trung Tâm, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn được biết đến với mô hình nuôi gà thả đồi kết hợp trồng cam. Nắm bắt thị trường, thấy nhu cầu thị trường với giống gà lai Đông tảo ngày càng lớn, tận dụng diện tích đồi trồng cam của gia đình, anh Phúc bắt tay vào nuôi gà từ năm 2010.

Lúc đầu do chưa có kiến thức chăm sóc nên số gà nuôi thử nghiệm chưa mang lại hiệu quả. Không chịu thất bại, anh tiếp tục đi học hỏi, nghiên cứu và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi để đàn gà phát triển tốt. Năm 2014, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, anh bỏ vốn mở rộng quy mô chuồng trại và nhân đàn lên 1.000 con. Một năm xuất bán 2 lứa, trừ chi phí cũng mang về cho gia đình anh gần 100 triệu đồng.

Với trên 10 năm kinh nghiệm, vườn cam của gia đình anh Nguyễn Văn Việt, thôn 5, xã Thượng Bằng La với trên 1.200 gốc đã cho hiệu quả kinh tế cao. Để có kinh nghiệm trồng cam, anh Việt đã chủ động học hỏi cách trồng của những người trồng cam trên địa bàn huyện cũng như thường xuyên theo dõi, học tập kinh nghiệm cách phòng và trị bệnh cho cây trồng từ các chương trình khuyến nông trên các phương tiện thông tin đại chúng.  

Ở Thượng Bằng La, những triệu phú nông dân xuất hiện ngày càng nhiều. Toàn xã hiện có trên 170 hộ làm kinh tế giỏi có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, trong đó, làm giàu từ trồng cam với trên 70 hộ, chăn nuôi 30 hộ, còn lại là các mô hình kinh doanh - dịch vụ, thương mại. Và những gia đình thu tiền tỷ từ cây cam mỗi vụ như gia đình anh Đỗ Xuân Việt, chị Vũ Thị Lợi, ông Trần Ngọc Bích giờ không phải hiếm.

Những hiệu quả, lợi nhuận từ các mô hình kinh tế mang lại cùng đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên là minh chứng rõ nét cho sự năng động, nhạy bén của người nông dân thời hội nhập. Quật khởi, kiên cường trong truyền thống quê hương cách mạng, nay những nông dân Thượng Bằng La bằng ý chí, quyết tâm đổi mới trong cách nghĩ, cách làm chuyển dần từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sang nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị cao, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và làm giàu cho quê hương.

Thanh Chi - Đức Toàn

Các tin khác
Trung tâm huyện Mù Cang Chải. (Ảnh: Thanh Miền)

YBĐT - Là một trong 62 huyện khó khăn của cả nước, nhưng từ sự đầu tư của Nhà nước, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân các dân tộc, bộ mặt Mù Cang Chải hôm nay đang đổi thay từng ngày, xứng đáng với truyền thống anh hùng thời kỳ đổi mới mà Đảng, Nhà nước đã phong tặng.

Nữ giáo sư toán học thứ hai của Việt Nam: Giáo sư Lê Thị Thanh Nhàn - Trường ĐH Khoa học- ĐH Thái Nguyên.

Ngày 22-10, Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT), Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước - đã ký quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2015 cho 522 nhà giáo.

Cán bộ huyện thăm mô hình trồng thanh long ruột đỏ của gia đình ông Vũ Thành Trung, tổ 15a, thị trấn Yên Bình.

YBDT - Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, những năm qua huyện Yên Bình luôn đề cao tính chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của từng cơ sở, động viên sự tham gia tích cực của người dân, thực hiện triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách, dự án như: chính sách bảo hiểm y tế, vay vốn, dạy nghề, hỗ trợ phát triển nông lâm nghiệp, làm nhà ở cho hộ nghèo và các chính sách về an sinh xã hội khác… Mục tiêu của huyện là mỗi năm giảm 4% hộ nghèo.

YBĐT - Trong ảnh là cảnh các phương tiện giao thông không thể di chuyển một cách bình thường qua 8 thanh sắt nằm ngang trên đường Hoàng Hoa Thám thuộc phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục