100% các trường phải có giáo viên dạy môn Pháp luật

  • Cập nhật: Thứ bảy, 27/5/2017 | 9:51:27 AM

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021.

Các trường phải có giáo viên dạy môn Pháp luật
Các trường phải có giáo viên dạy môn Pháp luật

Mục tiêu của Chương trình nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật trong toàn xã hội; đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phát triển ổn định, bền vững, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, góp phần bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật của công dân.

Mục tiêu phấn đấu 100% bộ, ngành, đoàn thể, địa phương đều tổ chức phổ biến, thông tin rộng rãi các văn bản quy phạm pháp luật trước và sau khi được ban hành liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao với nội dung và hình thức phù hợp theo quy định của pháp luật.

Từ nay đến năm 2021, 100% các trường đều triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật theo chương trình giáo dục chính khóa và hoạt động ngoại khóa, có giáo viên, giảng viên dạy môn giáo dục công dân và môn pháp luật theo quy định.

Phấn đấu 90% - 100% các chương trình đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc cho cán bộ, công chức, viên chức có nội dung phổ biến, cập nhật thông tin về chính sách pháp luật mới ban hành được tổ chức định kỳ hàng năm theo quy định của pháp luật; phấn đấu từ 70% - 90% đối tượng đặc thù được phổ biến, giáo dục pháp luật chuyên biệt theo quy định của pháp luật.

Nhà nước khuyến khích, huy động các tổ chức tư vấn pháp luật, tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật thực hiện tư vấn, hướng dẫn, cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật miễn phí cho nhân dân; khuyến khích các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan báo chí xây dựng, duy trì chương trình, chuyên trang, chuyên mục về pháp luật.

Chương trình phấn đấu hầu hết các cơ quan, tổ chức, đơn vị đều lồng ghép, kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động chuyên môn, tiếp nhận công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm hành chính, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án...

Để đạt được những mục tiêu trên, các bộ, các ngành, địa phương phải tổ chức thi hành nghiêm chỉnh, đồng bộ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, chính sách; tăng cường quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật; đổi mới nội dung, hình thức phổ biến...

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Việc ghi hạn sử dụng trên thẻ BHYT gây nhiều phiền toái cho các chủ thẻ.

Việc này nhằm giảm bớt thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí, đồng thời hạn chế tình trạng người bệnh phải chờ đổi thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) để đi khám, chữa bệnh.

Ảnh minh họa.

Sáng 27/5, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em với chủ đề: "Triển khai Luật Trẻ em và phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em".

YBĐT - Chiều 26/5, Nhóm trẻ cộng đồng thuộc Trung tâm Giới thiệu việc làm phụ nữ Yên Bái đã tổng kết năm học 2016 - 2017, vui Tết thiếu nhi 1/6 và chia tay bé 5 tuổi ra trường.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu phải sớm xây dựng, hoàn chỉnh đề án hỗ trợ nhà ở cho người có công của mỗi địa phương.

Phát biểu tại một hội nghị sáng 26/5, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh việc ưu tiên triển khai chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục