Hưởng ứng Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy (4/10/1996 - 4/10/2017)

Cần nâng cao nhận thức cộng đồng

  • Cập nhật: Thứ tư, 4/10/2017 | 8:06:20 AM

YBĐT - Những năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra hàng chục vụ cháy, nổ, gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế cho tổ chức và cá nhân. Thực tế cho thấy, xã hội càng phát triển, nguy cơ cháy càng cao, mức độ thiệt hại càng lớn. Vậy làm thế nào để hạn chế số vụ và giảm thiệt hại do cháy nổ gây ra? Câu trả lời không gì khác là mọi tổ chức, cá nhân cần nâng cao nhận thức cũng như có kỹ năng, kiến thức phòng chống cháy nổ!

Cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an tỉnh hướng dẫn cơ sở kinh doanh sử dụng các phương tiện chữa cháy.
Cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an tỉnh hướng dẫn cơ sở kinh doanh sử dụng các phương tiện chữa cháy.

Với đặc thù thường xuyên tập trung đông người đến khám, chữa bệnh, có nhiều chất gây cháy tồn đọng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái luôn chủ động phối hợp với lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) Công an tỉnh xây dựng hồ sơ quản lý công tác PCCC theo Thông tư số 66 của Bộ Công an, thành lập Ban Chỉ huy PCCC, thành lập các đội PCCC tại chỗ, tập huấn nghiệp vụ PCCC cho tất cả cán bộ, nhân viên trong Bệnh viện; bố trí lực lượng thường trực bảo đảm yêu cầu kiểm tra vận hành hệ thống báo cháy 24/24 giờ; đặc biệt, Bệnh viện Đa khoa tỉnh còn phối hợp tổ chức diễn tập phương án chữa cháy, qua đó không chỉ giúp cho toàn thể cán bộ y, bác sỹ có thêm  kiến thức về PCCC mà cả bệnh nhân và người nhà bệnh nhân được trang bị kỹ năng phòng chống cháy nổ để kịp thời xử lý các tình huống xảy ra.
 
Đồng chí Cao Ngọc Thắng - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái cho biết: "Cán bộ, nhân viên trong toàn viện phấn đấu trở thành những người phòng cháy tốt, chữa cháy giỏi, không chỉ vì sự an toàn tính mạng của bản thân mà còn vì người bệnh cũng như phần tài sản rất lớn của Nhà nước giao cho mình quản lý. Lấy mục tiêu phòng là chính, quá trình làm việc, đặc biệt là quản lý, vận hành trang thiết bị dễ phát sinh cháy nổ như hóa chất, ô xy, thiết bị điện... cán bộ, nhân viên phải có ý thức, trách nhiệm trong việc tuân thủ nghiêm quy trình an toàn lao động và phòng chống cháy nổ. Qua các đợt kiểm tra của ngành chức năng, công tác PCCC của Bệnh viện luôn được đánh giá cao”.

Để nâng cao ý thức của người dân trong công tác PCCC, lực lượng cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh thường xuyên phối hợp với các đơn vị tổ chức thực hiện các chuyên đề, kế hoạch về công tác PCCC; đẩy mạnh tuyên truyền về công tác PCCC tới nhân dân, tích cực vận động quần chúng tham gia Phong trào "Toàn dân tham gia PCCC” dưới nhiều hình thức. Ngoài ra, lực lượng cảnh sát PCCC tăng cường nhắc nhở, kiểm tra đơn vị cơ sở thực hiện tốt Luật PCCC và các văn bản quy phạm pháp luật về công tác PCCC, những kiến thức cơ bản trong công tác PCCC; hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp, người dân có các phương án tự CNCH khi có cháy xảy ra.
 
Chị Trần Thị Lan Hương - chủ cửa hàng sách 730 trên đường Yên Ninh, thành phố Yên Bái tâm sự: "Giống như nhiều người làm kinh doanh khác, tôi cũng chỉ tập trung lo đầu ra, đầu vào, phục vụ khách hàng, hiệu quả kinh tế... mà ít quan tâm đến việc PCCC. Khi được cán bộ cảnh sát PCCC đến tuyên truyền, tư vấn và qua các phương tiện truyền thông, tôi thấy nhiều vụ cháy để lại hậu quả ghê gớm, từ đó tôi đã thay đổi nhận thức, có phương án PCCC và mua các trang thiết bị chữa cháy chuyên dụng. Quan trọng nhất là ý thức của thành viên trong gia đình và người lao động đã có sự thay đổi”.

Bên cạnh các tổ chức và cá nhân đã làm tốt công tác PCCC, hiện nay, trên địa bàn tỉnh vẫn còn không ít cơ sở vi phạm các quy định của Luật PCCC. Tư tưởng chủ quan, mất cảnh giác là rất phổ biến, trong khi ngành nghề kinh doanh có nguy cơ cháy nổ rất cao như hóa chất, chế biến gỗ... hoặc những mặt hàng khi cháy sinh ra nhiệt lượng cao và khí độc dẫn đến tử vong ở người như nhựa, vải...
 
Chợ Trung tâm thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên là một ví dụ. Được đầu tư xây dựng từ năm 2007 đến nay cùng với sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị PCCC cũng không bảo đảm khiến 213 hộ kinh doanh (trong đó có tới 60 hộ kinh doanh hàng hóa vật liệu dễ cháy) và hàng trăm con người luôn trong tình trạng mất an toàn.
 
Được biết, chợ do Đội Giao thông dịch vụ huyện Trấn Yên quản lý, dù  Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an tỉnh nhắc nhở và xử lý vi phạm theo Nghị định số 167 của Chính phủ với các lỗi như: không kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét, không bảo dưỡng kiểm tra phương tiện PCCC, trang bị phương tiện PCCC không đầy đủ, không thực hiện đầy đủ các yêu cầu về PCCC theo quy định của cơ chức năng yêu cầu...
 
Hiện tại, các phương tiện bảo hộ phục vụ cho công tác PCCC không có, nhiều phương tiện chữa cháy ban đầu xuống cấp nghiêm trọng, trang thiết bị PCCC không bảo đảm theo quy định. Đặc biệt, chợ cũng chưa mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo Nghị định số 130 của Thủ tướng Chính phủ.

Có thể nói, lực lượng cảnh sát PCCC&CNCH đã và đang cố gắng giúp các cơ sở sản xuất, kinh doanh làm đúng trách nhiệm của mình, giúp họ bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản, công tác cải cách thủ tục hành chính cũng được đơn vị và ngành công an thực hiện rất tốt, nhằm tạo điều kiện tối đa cho mọi tổ chức và cá nhân.
 
Tiếc rằng, bên cạnh những người có ý thức trách nhiệm tốt, còn nhiều người chủ quan, coi việc PCCC là nhiệm vụ của các ngành chức năng chứ không phải của mình, trong khi nguy cơ cháy nổ vẫn luôn ở mức rất cao và diễn biến phức tạp.
 
Để giảm thiểu những thiệt hại do cháy nổ gây ra, ngoài sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, rất cần sự tham gia tích cực của người dân, người đứng đầu đơn vị cơ sở trong việc chấp hành tốt Luật PCCC. Có như vậy mới kìm chế sự gia tăng và hạn chế thấp nhất những thiệt hại về tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân do cháy nổ gây ra, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn và xã hội.

 Lê Phiên

Các tin khác
Các tình nguyện viên tại lễ phát động giải thưởng Tình nguyện Quốc gia năm 2017.

Ngày 03/10 tại Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp cùng Chương trình Tình nguyện Liên hợp quốc tổ chức phát động giải thưởng Tình nguyện Quốc gia 2017.

Chương trình phổ thông mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất Chính phủ lùi thời gian triển khai một năm.

Năm học 2019-2020 mới bắt đầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới và chỉ áp dụng với lớp 1, những năm sau tăng dần số lớp.

Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm việc với Thường trực Trung ương Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam.

Sáng 3/10, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai đã làm việc với Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam về công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2017-2022.

Lực lượng dân quân tham gia tập luyện.

YBĐT - Ban Chỉ huy Quân sự huyện đã phát động phong trào qua tập trung tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự - quốc phòng sát với yêu cầu và tình hình thực tiễn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục