Văn Yên chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

  • Cập nhật: Thứ hai, 11/6/2018 | 7:51:05 AM

YBĐT - Để tạo điều kiện cho học viên học nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp, nhiều năm qua, 100% các lớp đều được mở tại trung tâm các xã, trung bình mỗi lớp có từ 25 đến 30 học viên.

Nghề sản xuất các đồ thủ công từ quế đang được người dân tham gia. Ảnh MQ
Nghề sản xuất các đồ thủ công từ quế đang được người dân tham gia. Ảnh MQ

Theo khảo sát nhu cầu về học nghề của LĐNT, hàng năm, trên địa bàn huyện Văn Yên có khoảng hơn 1.000 lao động nông thôn (LĐNT)  thiếu việc làm, chủ yếu thuộc lĩnh vực nghề nông nghiệp - chiếm 70%, nghề phi nông nghiệp 30%. 

Để đẩy mạnh công tác dạy nghề, huyện đã thành lập ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 ở tất cả các xã, thị trấn trong toàn huyện.
 
Nội dung triển khai tập trung vào tuyên truyền về các chính sách và tư vấn học nghề cho LĐNT trên các phương tiện thông tin đại chúng của huyện, phát tờ rơi và tư vấn trực tiếp cho người lao động.
 
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện còn phối hợp với các tổ chức đoàn thể và các công ty, doanh nghiệp uy tín tuyển dụng lao động. Qua công tác tuyên truyền phổ biến chính sách, người lao động đã hiểu được quyền và nghĩa vụ khi tham gia học nghề, nắm bắt được cơ hội tìm việc làm và tích cực tham gia học nghề.
 
Hiện nay, trên địa bàn huyện có Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên là cơ sở dạy nghề chính với 25 nghề, trong đó nghề phi nông nghiệp gồm: sửa chữa xe máy, kỹ thuật gò hàn, kỹ thuật xây dựng, may công nghiệp, sửa chữa điện dân dụng, sửa chữa máy nông cụ và các nghề nông nghiệp như: kỹ thuật trồng lúa, chăn nuôi thú y, chăn nuôi lợn nái sinh sản, lợn thịt hướng nạc, nuôi cá nước ngọt, kỹ thuật dâu tằm tơ, sản xuất rau an toàn, quản lý và phát triển trang trại, kỹ thuật trồng nấm…
 
Thời gian đào tạo 1 tháng đối với nghề nông nghiệp và 3 tháng đối nghề phi nông nghiệp. Từ năm 2012 đến hết năm 2017 vừa qua, Trung tâm đã mở 159 lớp đào tạo nghề cho 4.897 người theo Quyết định số 1956 theo các nhóm đối tượng gồm: lao động thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi có công với cách mạng 23 người; dân tộc thiểu số 2.541 người; hộ nghèo 241 người; hộ cận nghèo 120 người; lao động khác 1.530 người… Cơ cấu, người lao động được hỗ trợ học nghề đối với nghề nông nghiệp chiếm 81,2% và nghề phi nông nghiệp chiếm 18,8%.

Để tạo điều kiện cho học viên học nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp, nhiều năm qua, 100% các lớp đều được mở tại trung tâm các xã, trung bình mỗi lớp có từ 25 đến 30 học viên, tạo điều kiện cho học viên vừa học, vừa làm, giảm bớt thời gian đi lại và các chi phí khác, điển hình như các lớp học nghề phi nông nghiệp vừa qua được mở như: tại xã Yên Hợp, Tân Hợp đã mở 3 lớp học nghề may công nghiệp cho 90 học viên; xã Mỏ Vàng mở lớp sửa chữa máy nông cụ, 25 học viên tham gia; các xã Yên Thái, Lang Thíp, Châu Quế Hạ mở 3 lớp về kỹ thuật trồng lúa, 90 học viên tham gia…
 
Đồng chí Đoàn Văn Hoạt - Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên huyện cho biết: "Hàng năm, chúng tôi đều tiến hành rà soát nhu cầu học nghề của tất cả các xã, thị trấn để làm cơ sở mở lớp đúng theo yêu cầu nguyện vọng của người dân. Trong quá trình dạy nghề, Trung tâm đã chủ động mời thêm giáo viên có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm tham gia giảng dạy như giáo viên Trường Cao đẳng nghề Cơ khí nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp, Trường Cao đẳng nghề Yên Bái…"

"Từ năm 2012 đến nay, Trung tâm còn cử 15 giáo viên cơ hữu và 19 giáo viên thỉnh giảng đã qua đào tạo nghiệp vụ sư phạm dạy nghề… Khó khăn trong công tác đào tạo nghề của Trung tâm là công tác tư vấn học nghề ở một số địa phương còn hạn chế; cơ sở vật chất dạy nghề còn thiếu ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo; nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp còn thấp… ảnh hưởng đến việc thu hút lao động tham gia học nghề của huyện hiện nay” - Ông Hoạt nói.

Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án số 1956 về đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020, Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên huyện đã đề ra kế hoạch đào tạo nghề cho 1.800 LĐNT với nhóm nghề nông nghiệp là 1.080 người (chiếm 60%), nghề phi nông nghiệp 720 người (chiếm 40%) với những giải pháp chính như: tăng cường khảo sát nhu cầu học nghề; các cấp, các ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền công tác dạy nghề và giới thiệu việc làm; tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong đào tạo nghề và tuyển dụng lao động… góp phần đáp ứng nhu cầu học nghề và tạo việc làm ngày càng cao của huyện Văn Yên hiện nay.

Thạch Phong

Các tin khác
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu và Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Nguyễn Thị Xuân Thu tôn vinh người hiến máu tình nguyện.

100 người hiến máu được tôn vinh tại buổi lễ là đại diện tiêu biểu đến từ 63 tỉnh, thành phố và các bộ, ngành Trung ương. Họ là những bông hoa đẹp nhất, tươi thắm nhất trong vườn hoa nhân ái và thật sự là những "anh hùng của người bệnh”.

Xung quanh câu hỏi: Làm sao hạn chế mức tiêu thụ bia rượu đang có chiều hướng gia tăng 'thần tốc' như hiện nay?, theo tiến sĩ Nguyễn Hoàng Chương, nếu mạnh dạn làm theo 6 đề xuất dưới đây sẽ giảm thiểu, tiến đến xóa bỏ việc lạm dụng rượu bia.

Thí sinh thi vòng 1 tại chung kết cuộc thi

Vượt qua 1 triệu người tham dự, nữ sinh Nguyễn Trần Dương Thương xuất sắc giành quán quân cuộc thi "Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" ở khối học sinh phổ thông.

Người dân ở các điểm trũng, gần sông, suối đề phòng mưa to dễ gây ngập úng cục bộ.

Đài Khí tượng thủy văn Yên Bái cho biết, hiện nay, rãnh áp thấp nối có trục ở khoảng 21-23 độ vĩ Bắc. Vùng hội tụ gió trên mực 1500 mét tiếp tục duy trì trên khu vực phía Tây Bắc Bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục