Dòng họ Sa hiếu học

  • Cập nhật: Thứ sáu, 21/9/2018 | 8:12:20 AM

YBĐT - Nhắc đến việc học ở xã Cát Thịnh nói riêng và huyện Văn Chấn nói chung, mọi người thường nói đến dòng họ Sa, một dòng họ có truyền thống trong việc động viên con cháu học tập. 

Ông Sa Quang Phụng - đại diện dòng họ, Chi hội trưởng Ban Khuyến học dòng họ Sa động viên con em trong họ đẩy mạnh việc học tập.
Ông Sa Quang Phụng - đại diện dòng họ, Chi hội trưởng Ban Khuyến học dòng họ Sa động viên con em trong họ đẩy mạnh việc học tập.

Từ xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình về định cư tại xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn từ những năm cuối thế kỷ 18. Kể từ đó tới nay, các thế hệ dòng họ Sa đã kế thừa và phát huy truyền thống của ông cha, đoàn kết "tương thân tương ái”, động viên nhau cùng nuôi dạy con cháu trưởng thành, giữ gìn kỷ cương đạo lý, thuần phong mỹ tục, ra sức phát triển kinh tế, hòa mình vào cuộc sống chung của xã hội.
 
Ông Sa Quang Phụng - đại diện dòng họ, Chi hội trưởng dòng họ Sa, xã Cát Thịnh chia sẻ: "Dòng họ chúng tôi có bốn chi hội với tổng số 70 hộ, 356 khẩu. Để học tập trở thành việc làm thường xuyên, dòng họ lựa chọn các thành viên có uy tín, có kinh nghiệm, trách nhiệm và tâm huyết với công tác khuyến học (KH), có khả năng tập hợp và thu hút mọi thành viên trong dòng họ tham gia Ban KH. Các thành viên trong Ban đã tích cực kiểm tra, nhắc nhở các gia đình dành sự quan tâm cho giáo dục, động viên khích lệ tinh thần học tập và rèn luyện của con cháu, đồng thời làm tốt công tác vận động xây dựng quỹ KH…”.

Truyền thống của dòng họ Sa là hàng năm thường tổ chức nhiều lễ trọng như: lễ giỗ tổ, lễ cơm mới... Ngoài việc tổ chức các hoạt động theo phong tục tập quán, đây cũng là dịp để Ban KH dòng họ và các chi hội tuyên truyền, đánh giá kết quả hoạt động KH; thực hiện biểu dương, khen thưởng con em có thành tích cao trong học tập; hỗ trợ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhưng có tinh thần vượt khó vươn lên trong học tập…
 
Để việc học đạt kết quả, Ban KH đã xây dựng quy ước, hương ước trong đó có những quy định về trách nhiệm của ông bà, cha mẹ và các gia đình trong chăm lo, nuôi dạy con cháu; tất cả con cháu đến tuổi phải được đi học và học hết bậc học phổ thông, (tối thiểu phải THCS, phù hợp với tiêu chí của phổ cập giáo dục), luôn tạo mọi điều kiện cho con cháu học lên cao hơn.
 
Trong quy ước còn nêu rõ trách nhiệm của con cháu trong việc học tập và rèn luyện tu dưỡng đạo đức, tác phong và có khát vọng vươn lên trong cuộc sống, biết tôn trọng và giữ gìn bản sắc dân tộc dòng họ, sống có kỷ cương phép nước; kịp thời động viên, tuyên dương khen thưởng khi con cháu thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng và đạt loại giỏi ở các bậc học phổ thông, trung học chuyên nghiệp; khi thành đạt trong sự nghiệp được ghi danh vào sổ theo dõi của dòng họ.
 
Ngoài ra, quy ước cũng yêu cầu mỗi gia đình phải tích cực xây dựng gia đình văn hóa, gia đình học tập, góp phần xây dựng dòng họ văn hóa, dòng họ học tập, thôn xóm học tập và xã đạt tiêu chí "Cộng đồng học tập”; đồng thời phát huy tình làng nghĩa xóm, hưởng ứng tốt các cuộc vận động do cộng đồng và địa phương phát động…

Thực hiện quy ước của dòng họ và hướng dẫn, chỉ đạo của UBND xã, Hội KH xã mà việc học tập của con cháu họ Sa đã thu được nhiều kết quả. Có 56/70 gia đình trong họ đạt danh hiệu Gia đình học tập; 100% con em trong độ tuổi đi học đều được đến trường; số học sinh các cấp đạt danh hiệu học sinh giỏi năm sau cao hơn năm trước, nhiều cháu đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và cấp quốc gia.
 
Đến nay, dòng họ có 88 người là đảng viên, 64 người có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học. Nhiều người trong họ trưởng thành giữ chức vụ cao trong hệ thống chính trị từ cấp xã, huyện và cấp tỉnh.
 
Đình Tứ

Các tin khác

YBĐT - Huyện đã huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng mới và sửa chữa các trường, điểm trường và lớp học lẻ đáp ứng nhu cầu dạy và học.

Lễ rước ảnh Bác trong “Đêm hội trăng rằm” của thiếu niên, nhi đồng xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên.

YBĐt - Từ lâu, Tết Trung thu đã trở thành ngày hội được trẻ em mong đợi nhất trong năm. Đây là dịp để các gia đình, khu dân cư hay các cơ quan, trường học... dành tình cảm yêu thương, quan tâm, chăm sóc trẻ em, dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất. Kinh tế - xã hội phát triển, đời sống tinh thần được nâng cao, các hoạt động Tết Trung thu cũng ngày càng được quan tâm tổ chức chu đáo, phong phú hơn.

Quang cảnh Hội thảo tập huấn.

YBĐT - Ngày 20/9, Sở Y tế tỉnh Yên Bái tổ chức Hội thảo tập huấn phối hợp liên ngành thực hiện kế hoạch hành động về dinh dưỡng quốc gia - trọng tâm chăm sóc sức khoẻ trẻ 1.000 ngày đầu đời tại Yên Bái.

Diễn đàn trẻ em các cấp được tổ chức trên địa bàn huyện Văn Chấn giúp trẻ em hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình.

YBĐT - Hiện nay, trên địa bàn huyện có trên 41.000 trẻ em; trong đó, 350 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hầu hết trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện thuộc hộ nghèo, trẻ em vùng sâu, vùng xa ít được tiếp cận với các điều kiện chăm sóc, các thành tựu phát triển khoa học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục