1. Bệnh tật và triệu chứng
Bệnh trạng của nhiễm giun sán liên quan đến số lượng giun. Những người bị nhiễm giun với số lượng ít (vài con giun) thường không bị nhiễm trùng. Số lượng giun ít không gây ra triệu chứng đáng kể. Khi giun tồn tại trong cơ thể với số lượng nhiều, chúng sẽ gây ra một loạt các triệu chứng bao gồm tiêu chảy, đau bụng, suy dinh dưỡng, suy nhược, giảm phát triển về thể chất. Số lượng giun nhiều quá mức có thể gây ra tắc ruột, cần được chỉ định làm phẫu thuật.
2. Các con đường lây truyền bệnh giun sán
Giun sán lây truyền qua tiếp xúc đất, qua trứng giun và qua tiếp xúc phân người bị nhiễm giun. Giun trưởng thành sống trong ruột người và đẻ ra hàng ngàn quả trứng mỗi ngày. Ở những khu vực vệ sinh kém, những quả trứng này làm ô nhiễm đất.
Điều này có thể xảy ra theo nhiều cách: trứng gắn vào rau không được nấu chín kỹ, rửa hoặc gọt vỏ; qua đường miệng vào cơ thể rồi phát triển thành giun; trứng được đưa vào cơ thể theo đường miệng từ nguồn nước bị ô nhiễm; trứng được đưa vào qua chơi đất bị ô nhiễm và sau đó đưa tay vào miệng mà không rửa.
Ngoài ra, trứng giun móc nở trong đất, giải phóng ấu trùng trưởng thành thành một dạng có thể chủ động xâm nhập vào da. Người bị nhiễm giun móc chủ yếu qua tiếp xúc da, cụ thể là đi chân trần trên vùng đất bị ô nhiễm.
Bệnh về giun sán không có lây truyền trực tiếp từ người sang người, hoặc nhiễm giun từ phân tươi, vì trứng truyền qua phân cần khoảng 3 tuần để trưởng thành trong đất, trước khi có khả năng lây nhiễm. Vì những con giun này không nhân lên trong vật chủ của con người, nên việc tái nhiễm chỉ xảy ra do tiếp xúc với các giai đoạn lây nhiễm trong môi trường.
3. Tác hại của nhiễm giun sán
Giun sán gây ra suy giảm dinh dưỡng đối với những người bị lây nhiễm theo nhiều cách: giun ăn các mô chủ, bao gồm cả máu, dẫn đến mất chất sắt và protein; giun móc còn gây mất máu đường ruột mãn tính có thể dẫn đến thiếu máu; giun gây ra kém hấp thu các chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, giun đũa còn dành Vitamin A trong ruột; một số giun sán truyền qua đất cũng gây mất cảm giác ngon miệng và do đó, làm giảm lượng dinh dưỡng và thể lực. Đặc biệt, T.trichiura có thể gây tiêu chảy và kiết lỵ.
4. Đối tượng cần kiểm soát nhiễm giun sán
Kiểm soát nhiễm giun sán là kiểm soát tỷ lệ mắc bệnh thông qua việc điều trị định kỳ cho những người có nguy cơ mắc bệnh cao, đặc biệt là những người sống trong vùng lưu hành bệnh. Những người có nguy cơ là: trẻ mầm non, trẻ em ở độ tuổi đi học, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, người làm việc trong một số ngành nghề có nguy cơ cao như làm chè hoặc thợ mỏ.
5. Điều trị giun sán
WHO khuyến cáo điều trị bằng thuốc định kỳ (tẩy giun) mà không cần chẩn đoán trước cho tất cả những người có nguy cơ sống ở vùng lưu hành. Điều trị nên được đưa ra mỗi năm một lần khi tỷ lệ nhiễm giun sán trong cộng đồng là hơn 20% và hai lần một năm khi tỷ lệ nhiễm giun sán trong cộng đồng là hơn 50%. Can thiệp này làm giảm tỷ lệ mắc bệnh bằng cách giảm số lượng giun.
Tẩy giun có thể dễ dàng tích hợp với các ngày sức khỏe trẻ em hoặc các chương trình bổ sung cho trẻ mẫu giáo, hoặc tích hợp với các chương trình y tế học đường. Các trường học nên thúc đẩy giáo dục các hoạt động vệ sinh cá nhân như hoạt động rửa tay, vệ sinh trường học.
Trong quá trình, thăm khám cho bệnh nhân, các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Hữu Nghị 103 Yên Bái nhận thấy, mặc dù ngành y tế đã khuyến cáo việc tẩy giun sán định kỳ, thuốc tẩy giun sán có nhiều loại, chất lượng tốt, giá bán không cao nhưng rất nhiều người, nhiều năm liền không thực hiện việc tẩy giun sán.
Nhiều bệnh nhân có dấu hiệu thiếu máu, nhiều trẻ em có bị suy dinh dưỡng đến bệnh viện thăm khám, sau khi được các bác sĩ tư vấn về mua thuốc tẩy giun sán đã vui vẻ thực hiện và chỉ một thời gian ngắn sau tình trạng đã được cải thiện.
Bác sĩ Lương Kim Ngọc