Yên Bái: Bảo vệ trẻ em dân tộc thiểu số

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/6/2021 | 1:50:32 PM

YênBái - Các nội dung của Dự án “Bảo vệ các quyền tiếp cận chăm sóc sức khỏe và giáo dục giới tính của trẻ em người dân tộc đang sống trong hoàn cảnh khó khăn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019-2021” đã có nhiều tác động ý nghĩa, nâng cao kiến thức, có kỹ năng thiết thực, phù hợp để chăm sóc sức khỏe sinh sản và giáo dục giới tính cho trẻ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thông qua các hoạt động truyền thông phù hợp, ý nghĩa khi thực hiện Dự án "Bảo vệ các quyền tiếp cận chăm sóc sức khỏe và giáo dục giới tính của trẻ em người dân tộc đang sống trong hoàn cảnh khó khăn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019-2021”, trẻ em tại 4 xã Cảm Ân, Bảo Ái (huyện Yên Bình), Nậm Khắt, Dế Xu Phình (huyện Mù Cang Chải) đã được tiếp cận với nhiều kiến thức, kỹ năng thiết thực về quyền trẻ em, quyền chăm sóc sức khỏe sinh sản, những thay đổi ở tuổi dậy thì, những khác biệt về giới tính… để tự bảo vệ mình.

Thực tế hiện nay, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các gia đình, nhà trường, cộng đồng và bản thân trẻ chưa có đủ kiến thức và sự quan tâm đúng mức để hướng dẫn, giáo dục cách chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS), giáo dục giới tính (GDGT) cho trẻ. 

Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, sinh con sớm vẫn còn tồn tại. Trước thực trạng ấy, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng đã chủ động đề xuất với nhà tài trợ Adoptionscentrum Thụy Điển triển khai Dự án và được phê duyệt kinh phí gần 2,2 tỷ đồng. 

Bà Đào Thị Ngọc Lan - Giám đốc Trung tâm cho biết: "Từ nguồn vốn này, năm 2020, Trung tâm đã tổ chức 10 lớp tập huấn với sự hướng dẫn trực tiếp của các chuyên gia nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng về bình đẳng giới và quyền tiếp cận SKSS, GDGT cho trẻ em, bên đáp quyền gồm: cha mẹ, nhà trường, chính quyền địa phương. Các buổi tập huấn sử dụng các phương pháp: thuyết trình sáng tạo, động não, thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ, chia sẻ kinh nghiệm cá nhân, trò chơi trải nghiệm..., đã huy động tối đa được sự tham gia của học viên, tạo được không khí vui vẻ, thoải mái để học tập tích cực”.

Thông qua các hoạt động ấy, bên đáp quyền đã chủ động cải thiện sự tiếp cận và thực hiện các hoạt động GDGT và SKSS cho người dân tại cộng đồng. Cha mẹ của trẻ được nâng cao kỹ năng giao tiếp hiệu quả và yêu cầu bên đáp quyền thực hiện tốt các quyền trẻ em. Trẻ em được cung cấp thêm kiến thức về SKSS, những thay đổi tuổi dậy thì về tâm sinh lý, cơ thể và giao tiếp. 

Em Nguyễn Văn Đạt - học sinh lớp 8B, Trường THCS Cảm Ân cho biết: "Các lớp tập huấn đã đưa ra một số cách thức phòng chống nguy cơ về SKSS cho học sinh như: phòng chống xâm hại tình dục, phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tảo hôn, kết hôn sớm… giúp chúng em có một cái nhìn thực tế và có tư duy, nhận thức đúng đắn về các vấn đề này. Tất cả các kiến thức đều rất hữu ích”. 

Để các kiến thức này được phổ biến sâu rộng, các buổi truyền thông tại cộng đồng lần lượt được tổ chức. Truyền thông viên là chính những học sinh trong nhóm nòng cốt và CLB trẻ em đã sử dụng nhiều hình thức để truyền thông giúp trau dồi kiến thức cho người dân, rèn luyện kỹ năng thúc đẩy sự tham gia tích cực nổi bật của trẻ. Bên cạnh đó, Trung tâm còn hỗ trợ thành lập và tổ chức sinh hoạt định kỳ CLB trẻ em tại 4 trường học; hỗ trợ duy trì sinh hoạt các CLB cha mẹ; hỗ trợ 2 trạm y tế xã Cảm Ân, Bảo Ái và 4 đơn vị trường THCS thuộc các xã dự án góc truyền thông về chăm sóc SKSS và GDGT vị thành niên.

Các nội dung của Dự án "Bảo vệ các quyền tiếp cận chăm sóc sức khỏe và giáo dục giới tính của trẻ em người dân tộc đang sống trong hoàn cảnh khó khăn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019-2021” đã có nhiều tác động ý nghĩa, nâng cao kiến thức, có kỹ năng thiết thực, phù hợp để chăm sóc SKSS, GDGT cho trẻ.

Hoài Anh

Tags Yên Bái trẻ em dân tộc thiểu số Trạm Tấu

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái.

Ngày 29/6, đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh- Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý dự thảo Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030 và Chương trình hành động phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025 do Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch tổ chức.

Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu cả nước ở bảng xếp hạng chỉ số cải cách hành chính. Trong ảnh: Cán bộ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.

Một trong những lý do khiến các đơn vị khó tìm ra đối tượng không hoàn thành nhiệm vụ để tinh giản là do đánh giá cán bộ công chức cuối năm có đến 99% cán bộ công chức hoàn thành tốt, thậm chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Ảnh minh họa

Lương hưu, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) của tháng 7, 8 sẽ được chi trả gộp vào kỳ chi trả đầu tháng 7. Đây là đề nghị của BHXH Việt Nam trong bối cảnh dịch phức tạp.

Yên Bái đề ra nhiều giải pháp để nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân. Ảnh: Hoàng Đô

Ngày 4/5/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/QĐ-TTg về Ngày Gia đình Việt Nam. Theo đó, lấy ngày 28/6 hàng năm làm Ngày Gia đình Việt Nam. Ngày Gia đình Việt Nam đã thực sự trở thành một sự kiện văn hóa - xã hội có sức lan tỏa mạnh mẽ với những giá trị nhân văn cao đẹp của con người Việt Nam nói chung, con người Yên Bái nói riêng qua các thời kỳ lịch sử trong quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục