Mù Cang Chải: Bám làng, bám bản đưa bảo hiểm xã hội tự nguyện đến người dân

  • Cập nhật: Thứ sáu, 3/12/2021 | 7:43:45 AM

YênBái - Là huyện vùng cao, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn nên công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện luôn là bài toán khó đối với huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Bảo hiểm xã hội huyện Mù Cang Chải tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Cán bộ Bảo hiểm xã hội huyện Mù Cang Chải tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Thời gian qua, để phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, mỗi cán bộ BHXH huyện cũng phải kiên trì bám làng, bám bản "gõ từng nhà”...

Ngay từ đầu năm 2021, BHXH huyện tích cực tham mưu giúp UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là UBND các xã, thị trấn tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. BHXH huyện tích cực phối hợp với UBND các xã, thị trấn trong việc xác định đối tượng để vận động giúp người dân hiểu rõ về sự ưu việt của chính sách BHXH tự nguyện. 

Trong đó, đối tượng hướng đến là những người trong độ tuổi lao động, có thu nhập ổn định, là người thân của cán bộ xã, đội ngũ giáo viên... với trọng tâm tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa nhân văn của chính sách BHXH tự nguyện; giới thiệu về mức đóng, phương thức đóng, chế độ và quyền lợi khi tham gia... Ngoài ra, đơn vị còn thường xuyên tổ chức giao ban, trao đổi rút kinh nghiệm với các đại lý, từ đó nắm bắt những khó khăn vướng mắc, đồng thời tìm hiểu, nhân rộng những mô hình, cách làm hay. 

Chị Nguyễn Thị Oanh - cán bộ BHXH huyện Mù Cang Chải chia sẻ: "Khi vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện mình cần tập trung tuyên truyền về lợi ích khi về già có đồng lương hưu không phải trông cậy vào con cháu, mình cũng đưa ra những trường hợp cụ thể đã được hưởng để người dân tin tưởng. Đồng thời mình cũng cần phải kiên trì vì có người hiểu tham gia ngay nhưng cũng có người phải vận động đến 3 - 4 lần họ mới hiểu và tham gia”.

BHXH huyện chủ động phối hợp các phòng, ban, đoàn thể chính trị xã hội, và UBND xã, thị trấn, tổ chức hội nghị tuyên truyền BHXH tự nguyện. Các hội nghị được tổ chức với thời gian, địa điểm linh hoạt và được tuyên truyền bằng 2 thứ tiếng Việt - Mông. 

Đặc biệt, cùng với đội ngũ cán bộ, tuyên truyền viên của BHXH, các trưởng thôn, trưởng bản cũng đã phát huy vai trò trong công tác tuyên truyền, vận động, phát triển đối tượng tham gia. Thông qua trưởng thôn, trưởng bản, người có uy tín trong dòng họ giải thích cho người dân, con, cháu hiểu rõ lợi ích khi tham gia BHXH tự nguyện. 

Ông Nguyễn Minh Tuấn - Giám đốc BHXH huyện Mù Cang Chải cho biết: "Thời gian qua, chúng tôi đã nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp, bám làng, bám bản để đẩy mạnh công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện nhằm đưa chính sách an sinh của Đảng đến với đồng bào dân tộc thiểu số”. 

Bên cạnh đó, BHXH huyện luôn coi trọng công tác đào tạo đại lý thu BHXH, bảo hiểm y tế, phối hợp với các đại lý đến từng gia đình theo phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để vận động; thực hiện giao chỉ tiêu phát triển người tham gia cho từng công chức, viên chức trong cơ quan; có hình thức khen thưởng, động viên kịp thời những người có thành tích xuất sắc... 

Cùng với kênh tuyên truyền trực tiếp, BHXH huyện đẩy mạnh đa dạng hóa các hình thức khác, như: phát thanh lưu động bằng song ngữ Việt - Mông; tuyên truyền trực quan bằng pano, áp phích, băng rôn, phát hành tờ gấp; tổ chức quầy tư vấn tại các buổi chợ phiên... Do đó, tính đến hết tháng 11/2021, toàn huyện có 593 người tham gia BHXH tự nguyện, đạt trên 88% kế hoạch BHXH tỉnh giao. 

Từ nay đến cuối năm 2021, BHXH huyện Mù Cang Chải tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp của ngành đưa ra, tập trung đổi mới hình thức, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, tích cực vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện để được hưởng các chính sách ưu việt của Đảng, Nhà nước, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Hồng Duyên

Tags Mù Cang Chải BHXH tự nguyện đồng bào Mông tiếng Việt - Mông

Các tin khác
Công an xã Hồng Ca hướng dẫn người dân thực hiện các quy định về hộ tịch, hộ khẩu.

Mỗi người dân xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên đều cảm thấy tự hào vì quê hương mình không chỉ đổi mới từng ngày, đồng bào Kinh, Tày, Mông không chỉ no cơm, ấm áo mà nhiều người trở nên giàu có. Người Hồng Ca còn vui và tự hào bởi vùng quê mình thực sự thanh bình, nơi mà tội phạm không có đất sống, tệ nạn xã hội giảm đáng kể.

Quang cảnh buổi tập huấn tại điểm cầu tỉnh Yên Bái.

Ngày 2/12, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế tổ chức lớp tập huấn trực tuyến về Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, các đối tượng với 2 nội dung chính là: tập huấn lồng ghép các chỉ tiêu dân số vào hệ thống chỉ tiêu kinh tế, xã hội tại các vùng mức sinh và tập huấn lồng ghép hoạt động can thiệp điều chỉnh mức sinh vào hoạt động của các ban, ngành, đoàn thể.

Tổng kinh phí điều chỉnh lương hưu cho các đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995, là 12.650 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước sẽ bổ sung cho những người nghỉ hưu trước năm 1995 gần 3.650 tỷ đồng.

Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phục linh Collagen phát hiện chứa chất cấm.

Qua kiểm nghiệm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia phát hiện chất cấm Sibutramine trong mẫu sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ giảm cân Phục linh Collagen...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục