Đốt pháo hoa dịp Tết cần đúng cách, tránh phạm luật

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/1/2023 | 9:24:17 AM

Người dân nên mua và sử dụng loại pháo hoa do nhà máy của Bộ Quốc phòng sản xuất để tránh vi phạm pháp luật.

Pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất.
Pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất.

Trong những ngày cận Tết Nguyên đán, hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển và sử dụng pháo nổ trái phép vẫn diễn ra ở một số địa phương. Hành vi này vi phạm pháp luật, người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Người dân nên mua và sử dụng loại pháo hoa do nhà máy của Bộ Quốc phòng sản xuất để tránh vi phạm pháp luật. Dưới đây là một số lưu ý về sử dụng pháo dành cho người dân:

Có giấy tờ, hóa đơn chứng minh nguồn gốc

Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng luật sư Tinh Thông Luật cho biết: "Nếu cá nhân, tổ chức mua pháo của Bộ Quốc phòng sản xuất thì trước khi đốt không cần phải báo cơ quan chức năng. Tuy nhiên, khi có cơ quan công an đến kiểm tra, người tổ chức đốt phải xuất trình giấy tờ, hóa đơn chứng minh nguồn gốc.

Những người đốt loại pháo không có hóa đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc, sẽ bị xử phạt hành chính hoặc hình sự tùy theo mức độ, hành vi vi phạm”.

Luật sư Bình khuyến cáo, người dân cần chấp hành nghiêm các quy định về quản lý, sử dụng pháo và nhất là không để con em lén lút sử dụng pháo. Đây là nguyên nhân chính khiến các đối tượng hám lợi thực hiện các hành vi vận chuyển, tàng trữ, buôn bán pháo lậu dù biết đó là phạm pháp.

Theo Nghị định số 137/2020/NĐ-CP, cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các dịp Lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa nghệ thuật nhưng chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Hiện nay nhà máy Z121 phân phối sản phẩm pháo hoa tại hệ thống 206 cửa hàng ở 56 tỉnh, thành trên toàn quốc. Để đảm bảo tính pháp lý, trên mỗi hộp pháo hoa in rõ chủng loại, số lô, địa chỉ sản xuất, hướng dẫn sử dụng, hoá đơn chứng từ hợp lệ để xuất trình cho các cơ quan chức năng kiểm tra.

Các tội liên quan hành vi mua bán, sử dụng pháo

Việc mua, bán, tàng trữ pháo hoa trái phép đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Do đó người dân nên thận trọng trong việc mua, bán, sử dụng pháo hoa, tránh hiểu nhầm dẫn đến vi phạm pháp luật.

Mọi hành vi vi phạm tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự theo các tội danh như: Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm; tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm…

Ngoài ra, mặc dù các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng pháo hoa theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP, nhưng nếu sử dụng pháo hoa tại nơi công cộng mà gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự thì có thể bị xử lý hình sự về "Tội gây rối trật tự công cộng” theo Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015.

Các hành vi bị nghiêm cấm

Luật sư Bình cho biết: "Tại Điều 5, Nghị định 137/2020 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm gồm: Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ, trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.

Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.

Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.

Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép, vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường".

(Theo Vietnamnet)

Các tin khác
Đồng chí Nguyễn Chương Phát - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh trao hỗ trợ làm nhà

Tết Nguyên đán 2023, thực hiện mục tiêu của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam "Không để người lao động nào không có tết", Công đoàn Yên Bái đã có những giải pháp thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí Chu Đình Ngữ - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Ban Tổ chức Tỉnh ủy tặng quà tết của tỉnh cho bà Nguyễn Thị Soi, hộ nghèo đơn thân ở thôn Tân An, xã Đại Phác.

Mỗi dịp tết đến, xuân về, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Văn Yên và toàn xã hội luôn dành sự quan tâm đặc biệt để chăm lo tết cho người nghèo, các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng và người có hoàn cảnh khó khăn.

“Chợ Tết Công đoàn” dành cho công nhân, người lao động trong khu công nghiệp

Hơn 4.400 tỷ đồng là số tiền các cấp công đoàn chăm lo, hỗ trợ hơn 6,5 triệu lượt lao động. Báo cáo nhanh của các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố tính đến ngày 17/1.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục