Đề xuất bỏ thi thăng hạng nghề nghiệp viên chức, Bộ Nội vụ lý giải thế nào?

  • Cập nhật: Thứ hai, 29/5/2023 | 3:26:11 PM

Liên quan tới đề xuất bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, việc thi thăng hạng hiện nay chưa thật sự gắn với yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, thậm chí gây tốn kém kinh phí, tiêu cực trong quá trình tổ chức thi...

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến các cơ quan về dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 115/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và Nghị định số 138/2020/NĐ-CP Chính phủ ban hành Nghị định quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

Theo đó, Bộ Nội vụ đề xuất bỏ quy định về thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức (giữ xét thăng hạng); và tiếp tục phân cấp thẩm quyền về thi nâng ngạch công chức, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.

Lý giải về đề xuất bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, trong thời gian vừa qua, việc tổ chức thi thăng hạng gặp một số khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, các bộ quản lý các chức danh nghề nghiệp chuyên ngành chậm ban hành các thông tư quy định về nội dung, hình thức thi và ảnh hưởng đến quyền lợi của đội ngũ viên chức.

Từ năm 2012 đến 2018, chỉ có 6 bộ tổ chức thi hoặc xét thăng hạng viên chức. Các địa phương chủ yếu cử viên chức tham gia các kỳ thi do Bộ tổ chức, chỉ có TP Hà Nội tổ chức thi. Những chức danh như: kiến trúc sư, thẩm kế viên, đo đạc, địa chính, đạo diễn chưa được thi.

Điều kiện để viên chức dự thi là phải có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp, trong khi nhiều chức danh không xây dựng được chương trình và các khóa bồi dưỡng. Vì vậy, nhiều kỳ thi thăng hạng viên chức không được tổ chức.

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, việc tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp chưa thật sự gắn với yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức; nội dung thi thăng hạng còn hình thức, chưa sát với vị trí việc làm và đặc thù công việc của từng chức danh nghề nghiệp dẫn tới không đạt mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ của việc thăng hạng.

Ngoài ra, hệ thống vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, bản mô tả và khung năng lực vị trí việc làm của viên chức chưa được hoàn thiện đã dẫn đến thực trạng là viên chức trước và sau khi được thăng hạng không có sự thay đổi về công việc và chất lượng thực hiện nhiệm vụ. Việc thăng hạng hiện nay chủ yếu để giải quyết chế độ tiền lương và thu nhập.

Hơn nữa, việc tổ chức các kỳ thi thăng hạng hàng năm còn gây tốn kém kinh phí khi số lượng viên chức có tới khoảng 1,8 triệu người hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành, nghề ở các bộ, ngành, địa phương trên phạm vi cả nước. Đặc biệt, việc tổ chức các kỳ thi thăng hạng hàng năm tại một số địa phương còn xảy ra vi phạm, tiêu cực trong quá trình tổ chức thi.

Từ thực trạng quản lý và đánh giá tác động nêu trên, Bộ Nội vụ cho rằng, nên bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chỉ giữ hình thức xét thăng hạng nhằm giảm gánh nặng thi cử.

"Việc bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp sẽ không ảnh hưởng đến quy định của Luật Viên chức 2010 do "hạng chức danh nghề nghiệp” không quy định tại Luật Viên chức mà chỉ được quy định tại các nghị định và thông tư hướng dẫn chuyên ngành. Trong quá trình tổng kết thi hành, sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, Bộ sẽ tiếp tục đề xuất giải pháp tổng thể để quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức", Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho hay.

Tại dự thảo Nghị định, Bộ Nội vụ cũng đề nghị phân cấp thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.

Cụ thể, cơ quan quản lý công chức được phân cấp căn cứ danh mục vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức tổ chức thi nâng ngạch từ nhân viên lên cán sự, cán sự lên chuyên viên, chuyên viên lên chuyên viên chính mà không cần ý kiến của Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương.

Cơ quan quản lý viên chức chủ trì xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng 1 và bổ nhiệm, xếp lương viên chức loại A3 mà không cần có ý kiến Bộ Nội vụ. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng 2 và 3 sẽ giao cơ quan được phân cấp thẩm quyền tuyển dụng thực hiện.

(Theo PLVN)

Các tin khác
Các tập thể, cá nhân được tặng giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp thực hiện phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ.

Công an huyện Văn Yên và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện đã phối hợp phát động tập trung phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 130 lượt trên địa bàn xã, thị trấn, cơ quan, cơ sở giáo dục.

Quang cảnh Hội nghị.

Sáng 29/5/2023, huyện Văn Yên đã phối hợp với Báo Yên Bái tổ chức tập huấn nghiệp vụ viết tin, bài và kỹ năng chụp ảnh phục vụ công tác tuyên truyền năm 2023 cho trên 150 công tác viên, tuyên truyền viên từ huyện đến các địa phương.

Các đại biểu Quốc hội dự phiên họp sáng 29/5.

Đoàn giám sát kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết giám sát, trong đó nhấn mạnh việc cần nghiên cứu bảo đảm tiền lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với nhân viên y tế nói chung, nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng nói riêng tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ và đặc thù công việc.

Người dân mặc kín mít khi phải di chuyển trên đường giữa trời nắng nóng.

Ngày 29/5, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, bắt đầu từ ngày 29/5, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ, ngày 30/5, nắng nóng mở rộng ra Trung Bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục