Hoàn thiện Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

  • Cập nhật: Chủ nhật, 27/8/2023 | 9:03:07 AM

Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở do Bộ Công an chủ trì soạn thảo hiện đang được chỉnh lý, hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 6 và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở hỗ trợ tích cực lực lượng Công an chính quy thực hiện nhiệm vụ.
Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở hỗ trợ tích cực lực lượng Công an chính quy thực hiện nhiệm vụ.

Không làm tăng chi ngân sách

Một trong những nội dung được quan tâm tại Dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là quy định về kinh phí đảm bảo hoạt động, trang bị cơ sở vật chất đối với lực lượng này. Theo Bộ Công an, dự thảo Luật lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở quy định nội dung này theo hướng kế thừa các quy định của pháp luật hiện hành đã được thực tiễn kiểm nghiệm, bảo đảm không làm tăng chi ngân sách Nhà nước và có tính khả thi.

Bộ Công an cho biết, thực tế hiện nay, các địa phương trong cả nước đều bảo đảm ngân sách để chi trả cho hoạt động, tổ chức, chế độ, chính sách, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, Công an xã bán chuyên trách được tiếp tục sử dụng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công an phối hợp với Bộ Tài chính và các đơn vị chức năng nghiên cứu, đánh giá tổng thể về thực trạng chi hiện nay của các địa phương cho tổ chức, hoạt động của các lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở; khái toán tổng mức chi theo quy định của dự thảo Luật và so sánh với tổng mức chi hiện nay của các địa phương là bảo đảm cân đối với mức chi trung bình từ 20 tỷ đến 30 tỷ/năm/1 tỉnh, thành phố (từ 2 tỷ đến 2,5 tỷ/tháng).

Theo đó, khi kiện toàn các lực lượng, chức danh thành một lực lượng thống nhất thì vẫn thực hiện chi trả chế độ, chính sách, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở như mức trung bình hiện nay các địa phương đang chi trả cho các lực lượng bảo vệ dân phố, Công an xã bán chuyên trách, các chức danh đội trưởng, đội phó đội dân phòng. Về lâu dài khi không phải chi trả ngân sách cho nhiều lực lượng như hiện nay thì các địa phương sẽ có điều kiện tập trung nguồn lực, cơ sở vật chất để đảm bảo tốt hơn nữa về chế độ, chính sách cho lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở.

Về số liệu khoảng 300.000 người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở theo tờ trình Dự án Luật, theo Bộ Công an, đây là số liệu thống kê nguồn lực có sẵn hiện nay của lực lượng bảo vệ dân phố, Công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và các chức danh đội trưởng, đội phó đội dân phòng. Tuy nhiên, các địa phương căn cứ yêu cầu thực tiễn tại địa phương mình về nhiệm vụ bảo vệ ANTT ở cơ sở và số lượng người đang được sử dụng thực tế để quyết định việc bố trí lực lượng theo hướng tăng hoặc giảm số lượng phù hợp với điều kiện, khả năng và yêu cầu của từng địa phương.

Cũng theo dự thảo Luật, kinh phí đảm bảo hoạt động và trang bị cơ sở vật chất đối với lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở do ngân sách Nhà nước bảo đảm và các nguồn tài chính huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Hàng năm, Bộ Công an, UBND các cấp có trách nhiệm lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước bảo đảm hoạt động và trang bị cơ sở vật chất của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước. Nhiệm vụ chi của Bộ Công an do ngân sách Trung ương bảo đảm, nhiệm vụ chi của địa phương do ngân sách địa phương chi trả theo quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh để thống nhất với quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Quy định theo hướng mở mức bồi dưỡng, hỗ trợ

Về bồi dưỡng, hỗ trợ đối với lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở, theo Bộ Công an, lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là lực lượng quần chúng được tuyển chọn tham gia phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc dưới sự quản lý và do chính quyền cơ sở đảm bảo kinh phí chi trả chế độ, chính sách. Do vậy, nếu quy định "cứng” trong Luật về khung, mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng và khung mức hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế sẽ không phù hợp với thực tế, nhất là ở các địa phương còn khó khăn về kinh tế, xã hội và có thể là áp lực về ngân sách đối với các địa phương chưa tự chủ được ngân sách.

Đặc biệt, quá trình soạn thảo Luật, cơ quan chủ trì soạn thảo cũng đã trao đổi, xin ý kiến và các địa phương đã thống nhất. Theo đó, trong dự thảo Luật, cơ quan chủ trì soạn thảo đã quy định theo hướng mở để chính quyền địa phương quyết định mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng, quyết định mức hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở để phù hợp với thực tế điều kiện ở từng địa phương và đảm bảo tính khả thi của Dự án Luật.

Đặc biệt, theo Bộ Công an, nếu bỏ quy định hỗ trợ hằng tháng mà chỉ quy định hỗ trợ khi được huy động thực hiện nhiệm vụ đối với lực lượng này thì sẽ không thu hút được người dân tham gia và không đảm bảo tính khả thi của Dự án Luật.

***** Xác định rõ vai trò của lực lượng công an xã trong nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự (ANTT), xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc, những năm qua, Công an tỉnh Yên Bái đã chủ động, thực hiện tốt công tác tham mưu giúp UBND tỉnh tổ chức triển khai kịp thời Pháp lệnh Công an xã và các văn bản hướng dẫn thi hành; luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc tuyên truyền, triển khai thực hiện tạo sự chuyển biến đáng kể về nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc thực hiện các quy định đối với lực lượng công an xã.

Công an tỉnh đã chỉ đạo công an các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, huấn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng công an xã; chế độ, chính sách đã được thực hiện theo quy định, hướng dẫn của Bộ Công an. Qua đó, lực lượng công an xã trên địa bàn tỉnh từng bước được củng cố, kiện toàn, đáp ứng yêu cầu công tác bảo đảm ANTT tại địa bàn cơ sở.

Hiện nay, tổng số công an xã toàn tỉnh là 2.132 đồng chí. Trong đó, trưởng công an 156 đồng chí; phó trưởng công an 184 đồng chí và 1.792 công an viên. Về mô hình tổ chức, các xã trên địa bàn đều có 1 trưởng, 1 phó trưởng công an xã và bố trí công an viên theo các thôn, bản (gọi chung là đơn vị dân cư), mỗi đơn vị dân cư 1 công an viên. Địa bàn tỉnh Yên Bái có 23 xã trọng điểm, phức tạp về ANTT, các xã này đã được bố trí 2 phó trưởng công an xã.

Để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, Công an tỉnh phối hợp với Sở Nội vụ, Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I - Bộ Công an tổ chức đào tạo 3 lớp cho đối tượng là trưởng công an, phó trưởng công an, cán bộ kế cận, cán bộ dự nguồn cho chức danh trưởng công an xã đối với 208 đồng chí; bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng công an xã 31 lớp với 2.284 lượt công an xã.

QT - CAND

Các tin khác
Vẫn còn tình trạng người lao động trục lợi BHTN (Ảnh minh họa)

Lao động vi phạm trục lợi bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) hầu hết là công nhân làm việc tại các khu công nghiệp vừa và nhỏ, các khu chế xuất. Đội ngũ cán bộ nhân sự tại các doanh nghiệp cũng chưa nằm vững các quy định về pháp luật lao động để tư vấn cho người lao động, dẫn tới hướng dẫn và thực hiện chưa đúng các quy định.

Quang cảnh Hội nghị.

Chiều ngày 25/8, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị thẩm định Đề án đề nghị công nhận thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái là đô thị loại II. Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn - Chủ tịch Hội đồng thẩm định chủ trì Hội nghị. Về phía tỉnh Yên Bái có đồng chí Trần Huy Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

Ảnh minh họa

Ngày và đêm 26/8, ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa rào và giông, cục bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi trên 50mm.

Liên Đoàn Lao động huyện Duy Xuyên, Quảng Nam trao quà tặng đoàn viên, người lao động nghèo.

Người tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương từ 30 ngày trở lên nhận 2 triệu đồng. Lao động mất việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp dự kiến được hỗ trợ 3 triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục