Thực hiện cải cách tiền lương: Cần đặc biệt quan tâm tới cán bộ, công chức cơ sở

  • Cập nhật: Thứ năm, 2/11/2023 | 2:16:13 PM

Trong cải cách chính sách tiền lương, cần đặc biệt quan tâm đến tiền lương, phụ cấp của cán bộ, công chức cấp cơ sở, cán bộ công chức cấp xã, phường, thị trấn và thôn bản.

Đại biểu Đinh Thị Phương Lan: Trong cải cách chính sách tiền lương, cần đặc biệt quan tâm đến tiền lương, phụ cấp của cán bộ, công chức cấp cơ sở, cán bộ công chức cấp xã, phường, thị trấn và thôn bản.
Đại biểu Đinh Thị Phương Lan: Trong cải cách chính sách tiền lương, cần đặc biệt quan tâm đến tiền lương, phụ cấp của cán bộ, công chức cấp cơ sở, cán bộ công chức cấp xã, phường, thị trấn và thôn bản.

Đề nghị Chính phủ báo cáo tổng thể nguồn lực thực hiện chính sách cải cách tiền lương

Đại biểu Đinh Thị Phương Lan, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi nêu rõ, năm 2023 làm năm giữa nhiệm kỳ có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện các mục tiêu kế hoạch đề ra về kinh tế - xã hội, tài chính ngân sách đầu tư công trung hạn. Đại biểu nêu rõ một số nội dung cần tiếp tục quan tâm.

Theo đó về kỉ luật quản lý tài chính ngân sách, đề nghị chỉ ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách khi thật sự cần thiết và có nguồn đàm bảo; hạn chế tối đa ứng trước dự toán ngân sách, hạn chế tối đa chuyển nguồn, đảm bảo các quỹ tài chính ngoài ngân sách hoạt động hiệu quả, bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và đẩy mạnh phân cấp tạo chủ động cho ngân sách địa phương.

Đại biểu Đinh Thị Phương Lan đề nghị quản lý chặt chẽ nợ công, ưu tiên bố trí chi trả nợ lãi, gốc đúng hạn; đồng tình với việc tăng dự phòng ngân sách, bố trí đủ vốn thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản.

Về cơ cấu vốn, đại biểu Đinh Thị Phương Lan đồng tình với đánh giá của Chính phủ và đồng tình với việc ban hành nghị quyết thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù trong việc đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ. Tuy nhiên, về cơ cấu ngân sách trung hạn cần cân đối hài hòa hơn giữa kinh tế với văn hóa, y tế, giáo dục, an sinh xã hội và đối ngoại.

Đại biểu Đinh Thị Phương Lan đề nghị tiếp tục tăng cấp vốn tín dụng thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, mở rộng đối tượng hỗ trợ, tăng cơ cấu tín dụng. Nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền quy định về tiêu chí, thẩm quyền, nội dung, phạm vi áp dụng nguyên tắc điều hòa vốn đầu tư công để ưu tiên dự án trọng điểm có tác dụng lan tỏa, liên kết vùng, khả năng hấp thụ vốn cao.

Ngoài ra, đại biểu Đinh Thị Phương Lan cũng đề nghị tiếp tục đánh giá thực chất việc đạt mục tiêu nông thôn mới, tỉ lệ giảm nghèo, giảm thiểu tác động của chính sách…

Về cải cách tiền lương, đại biểu Đinh Thị Phương Lan đề nghị Chính phủ báo cáo tổng thể nguồn lực chính sách cải cách tiền lương giai đoạn 2024-2026 và dự báo đến năm 2030.

Đại biểu Đinh Thị Phương Lan cho rằng, trong cải cách chính sách tiền lương, cần đặc biệt quan tâm đến tiền lương, phụ cấp của cán bộ, công chức cấp cơ sở, cán bộ công chức cấp xã, phường, thị trấn và thôn bản.

Đề nghị bố trí ngân sách cho địa phương thực hiện tăng lương cơ sở

Đại biểu Nguyễn Thành Nam, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ nhất trí cáo với báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024 như báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội. Đại biểu cũng đề nghị Chính phủ xem xét nghiên cứu bố trí ngân sách đảm bảo ổn định chế độ cho các lực lượng ở cấp cơ sở.

Về dự toán ngân sách nhà nước năm 2004, đại biểu nhất trí cao với chủ trương tăng bổ sung cân đối ngân sách địa phương; chủ trương này hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn ở địa phương.

Trong giai đoạn ngân sách 2022-2025, một số chính sách do trung ương ban hành chưa kịp bố trí trong sách địa phương ngay trong đầu giai đoạn ổn định ngân sách, dẫn đến việc ngay sau khi chính sách có hiệu lực thi hành, các địa phương phải sử dụng nguồn vốn thực hiện các nhiệm vụ khác để kịp thời chi trả chế độ cho đối tượng phù hợp. Đến nay một số chính sách, chế độ mới do trung ương ban hành và thực hiện làm tăng chi ngân sách địa phương rất lớn.

Điều này gây áp lực cho các địa phương rất lớn, cụ thể, chế độ đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố theo quy định tại Nghị định 34 của Chính phủ và nay được thay thế tại Nghị định 33, người hoạt động ở thôn bản, tổ dân phố có không quá 3 chức danh, gồm: bí thư chi bộ, trưởng thôn hoặc tổ trưởng ban công tác mặt trận được hưởng phụ cấp hàng tháng; Trường hợp luật có quy định khác, thực hiện theo quy định của luật đó.

Theo đó, Ngân sách trung ương đã xây dựng mức khoán để đảm bảo cho 3 chức danh nêu trên. Đối với các chức danh còn lại như: thôn đội trưởng, công an viên, y tế thôn bản, ban bảo vệ dân phố, đội trưởng, đội phó dân phòng không thuộc chức danh người hoạt động không chuyên trách ở khu dân cư. Tuy nhiên, các văn bản quy định chế độ chính sách của các chức danh này đang còn hiệu lực.

Để đảm bảo ổn định chế độ chính sách cho các lực được Chính phủ quy định, văn bản đang còn hiệu lực, ngân sách địa phương đang phải bố trí để duy trì, nhằm ổn định an ninh trật tự ở cấp xã và khu dân cư.

Đại biểu cũng nêu thực tế, đối với nguồn vốn đối ứng các Chương trình mục tiêu quốc gia và việc xây dựng trụ sở, trang thiết bị làm việc cho công an các xã, tuy nhiên, các địa phương chưa cân đối được ngân sách, rất khó khăn trong việc đảm bảo nguồn lực để bố trí theo quy định.

(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên phối hợp cùng các đơn vị, đoàn thể thăm hỏi, động viên, hỗ trợ hộ nghèo trên địa bàn.

Ủy ban MTTQ và các tổ chức thành viên trong xã luôn chú trọng phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng, người tiêu biểu trong các tầng lớp công nhân, nông dân, trí thức, đồng bào dân tộc thiểu số, phát huy vai trò của già làng, người tiêu biểu trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Không khí lạnh được dự báo hoạt động mạnh hơn và nhiều hơn trong tháng 11 này

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong tháng 11 này nền nhiệt khu vực Bắc bộ, Bắc và Trung Trung bộ phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm 1-2 độ C.

Ban Chỉ huy quân sự phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ huấn luyện.

100% đầu mối cơ sở có tổ chức dân quân tự vệ đảm bảo đúng, đủ nội dung thời gian quy định với 100% đạt yêu cầu, trong đó có trên 75% loại khá, giỏi; Diễn tập ứng phó lụt bão - tìm kiếm cứu nạn cấp thị xã, diễn tập chiến đấu cấp xã trong khu vực phòng thủ đều đạt loại xuất sắc… là những kết quả nổi bật của mùa huấn luyện tại Nghĩa Lộ năm 2023. Để có được những kết quả này, Ban Chỉ huy Quân sự thị xã đã có nhiều đổi mới trong nội dung, phương pháp huấn luyện.

Các đại biểu tham dự Hội nghị

Sáng 2/11, Sở Công Thương, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Yên Bái phối hợp với Ủy ban Cạnh tranh quốc gia - Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) và các văn bản pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD năm 2023 với sự tham gia của trên 70 đại biểu đại diện các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ và người dân trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục